Thiết kế nhà hàng đẹp tại Nam Định

Đăng bởi Kiến Trúc & Nội Thất Smallhome
31/07/ 2020
439 lượt xem

Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế, chất lượng cuộc sống cũng được nâng lên không ngừng. Các dịch vụ phục vụ nhu cầu của cuộc sống ngày càng đa dạng: spa, khách sạn, coffee, nhà hàng… Trong đó, dịch vụ kinh doanh nhà hàng là một trong các loại hình dịch vụ khá nở rộ ở khắp mọi nới với nhiều hình thức khác nhau. Từ nhu cầu thưởng thức ăn uống ngày càng tinh tế của khách hàng, nhiều chủ đầu tư mạnh dạnh tham gia và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nhà hàng. Vì vậy, phạm vi bài viết này, Smallhome trân trọng gửi đến Quý khách hàng, những chủ đầu tư những vấn đề cơ bản về thiết kế nhà hàng

Vì sao phải thiết kế nhà hàng?

Nhà hàng không đơn giản như nhà cấp 4 hay nhà ống mà là một loại hình kinh doanh dịch vụ đặc thù với những tiêu chí riêng và khắt khe. Trong khi đó, mỗi một loại hình nhà hàng khác nhau sẽ có những quy định, tiêu chí thiết kế khác nhau mà không phải ai cũng nắm rõ. Vì vậy, nếu bạn tự thiết kế nhà hàng dựa trên ý tưởng sẵn, được bạn bè tư vấn hoặc học tập ở đâu đó… thì sẽ rất dễ mắc vào những sai lầm dẫn đến tốn kém trong thi công, kéo dài thời gian mà sản phẩm “ra lò” lại không như ý muốn. Bạn muốn đưa công trình của mình vào hoạt động lại không thu hút được khách hàng vì không rõ ràng về kiến trúc, phong cách nhà hàng. Không gian nhà hàng không chuyên nghiệp hoặc khó sử dụng do bạn học tập mẫu thiết kế nhà hàng mà bạn thích trong khi diện tích và thế đất xây dựng nhà hàng của bạn không hoàn toàn giống với mẫu. Tất cả những điều này sẽ dẫn đến sự khó chịu cho nhân viên và không thoải mái khi sử dụng dịch vụ ăn uống cho khách hàng tại nhà hàng của bạn… Và còn muôn vàn những bất cập mà bạn không thể lường trước hết được khi tự thiết kế thi công nhà hàng. Từ những điều không như ý đó làm cho bạn không chỉ tốn kém về mọi thứ mà còn bất lực khi sản phẩm mà mình dồn hết mọi tâm huyết vào lại không ra hình hài như mình mong đợi. Lúc này, tâm lý của bạn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề dẫn đến không còn tâm trí kinh doanh và cuộc sống của bạn bị đảo lộn, gặp sóng gió.

Các phong cách thiết kế nhà hàng mà Smallhome đang thực hiện

Thiết kế nhà hàng theo xu hướng

Thiết kế nhà hàng phong cách cổ điển

Thiết kế nhà hàng phong cách tân cổ điển

Thiết kế nhà hàng phong cách hiện đại

Thiết kế nhà hàng phong cách công nghiệp

mau-thiet-ke-nha-hang-co-dien-sang-trong

Mẫu thiết kế nhà hàng phong cách cổ điển sang trọng

Thiết kế nhà hàng theo không gian địa lý

Thiết kế nhà hàng kiểu Trung Quốc

Thiết kế nhà Hàng kiểu Hàn Quốc

Thiết kế nhà hàng kiểu Ấn Độ

Thiết kế nhà hàng kiểu Châu Âu

Thiết kế nhà hàng kiểu truyền thống, đồng quê

Thiết kế nhà hàng kiểu kết hợp

thiet-ke-nha-hang-kieu-dong-que

Mẫu thiết kế nhà hàng phong cách đồng quê ấn tượng

Thiết kế nhà hàng theo đặc trưng món ăn

Thiết kế nhà hàng buffet

Thiết kế nhà hàng hải sản

Thiết kế nhà hàng lẩu nướng

Thiết kế nhà hàng cafe

Thiết kế nhà hàng ăn nhanh

Thiết kế nhà hàng đặc sản theo vùng miền

Thiết kế nhà hàng kiểu hỗn hợp

thiet-ke-nha-hang-kieu-buffet

Thiết kế nhà hàng buffet hiện đại, sang trọng và hấp dẫn

Khi thiết kế nhà hàng cần lưu ý những điều sau

Đối tượng khách hàng và vị trí nhà hàng

Đây là 2 yếu tố đầu tiên góp phần quan trọng quyết định khả năng thành công hay thất bại đến kế hoạch kinh doanh nhà hàng của bạn. Từ đối tượng khách hàng bạn muốn hướng đến: thu nhập thấp, thu nhập cao, khách trong nước, khách nước ngoài… để lựa chọn vị trí đặt nhà hàng phù hợp. Đây cũng là cơ sở để bạn xác định phong cách thiết kế nhà hàng nhằm phục vụ nhu cầu khách hàng sao cho chính xác nhất.

wedo-thiet-ke-nha-hang-dep

Đối tượng khách hàng và vị trí quyết định phong cách thiết kế nhà hàng

Cân đối giữa không gian, chỗ ngồi và ngân sách đầu tư

Khi thiết kế nhà hàng, tùy từng loại hình, phong cách nhà hàng khác nhau mà các kiến trúc sư phải tính toán cân đối giữa không gian đón khách và không gian ngồi. Nếu là nhà hàng bình dân, quán lẩu, nhà hàng quy mô nhỏ… thì thường tập trung vào tối đa chỗ ngồi. Với những kiểu nhà hàng chuyên biệt về phong cách ẩm thực, nhà hàng cao cấp… thì không gian được chú trọng hơn. Đó phải là một không gian thẩm mỹ, thoải mái và thư giãn cho khách hàng.

Tuy nhiên, dù theo tiêu chí nào, thiết kế nhà hàng cũng cần đảm bảo sự phân chia không gian với: 50 – 60% diện tích dành cho khu vực phục vụ khách, 30% khu vực bếp và số còn lại dành cho kho + văn phòng cùng khu vực khác. Diện tích một chỗ ngồi cho khách tại nhà hàng thông thường khoảng 1.5 – 1.8m2/người vừa đảm bảo thoải mái cho khách vừa đảm bảo thuận tiện cho nhân viên phục vụ.

Chú trọng hệ thống hút mùi, thông gió và ánh sáng

Bếp nhà hàng là khu vực tập trung nhiều mùi, nhiệt và khói nhất. Vì vậy, kiến trúc sư cần tính toán kỹ lưỡng khu vực bếp để bố trí không gian, thiết kế nội thất, hệ thống hút mùi, thông gió cùng vật liệu thi công sao cho đảm bảo chất lượng tốt nhất, không làm ảnh hưởng đến không gian của thực khách và cả đầu bếp cùng nhân viên.

thiet-ke-khu-vuc-bep-nha-hang-tien-nghi

Chú trọng hệ thống hút mùi, nhiệt, thông gió trong thiết kế nhà hàng

Yếu tố quan trọng thứ 2 là ánh sáng. Ánh sáng không thể thiếu cho mọi không gian đặc biệt là nhà bếp nhà hàng. Không gian nhà bếp vốn chiếm diện tích không lớn như không gian dịch vụ cho nên ánh sáng càng cần được bố trí khoa học và hài hòa. Tránh các loại đèn cầu kỳ và chiếm nhiều diện tích như đèn cây, đèn tranh hay đèn chùm… Đèn tối giản là lựa chọn tối ưu với hệ thống chiếu sáng đồng bộ bố trí ở những vị trí trung tâm để ánh sáng vừa đủ và tiết kiệm chi phí.

Tiêu chuẩn thiết kế các không gian cụ thể của nhà hàng

Không gian khu vực ăn uống

Đây là khu vực quan trọng nhất trong thiết kế nhà hàng. Khu vực này cần đầu tư thiết kế sao cho không chỉ đẹp, độc đáo, mang dấu ấn riêng mà còn phải đảm bảo tính thoải mái, tiện nghi. Một không gian đáp ứng các tiêu chí này sẽ dễ dàng ghi điểm trong lòng khách hàng và “nhắc nhở” họ quay lại mỗi khi có dịp. Cho nên, đây là khu vực bạn cần đầu tư thiết kế kỹ lưỡng và chi tiết nhất.

thiet-ke-khu-vuc-an-uong-cua-nha-hang

Thiết kế khu vực ăn uống nhà hàng thoáng rộng, hiện đại và tiện nghi

Không gian bếp, khu vực chế biến

Khu vực chế biến đồ ăn có thể coi là nơi khơi nguồn cảm hứng bất tận cho các đầu bếp để tạo ra những món ăn ngon cả về hình thức đến chất lượng. Chính vì vậy, không gian này cần đảm bảo tiêu chí rộng rãi, hoặc có thể không quá rộng rãi nhưng cần thoáng mát để các đầu bếp thỏa sức sáng tạo, thăng hoa trong công tác chế biến món ăn. Đặc biệt, khi thiết kế khu vực này, các kiến trúc sư sẽ tính toán đến cả phương án dành cho những thời gian “cao điểm” để nhằm phục vụ tốt nhất cho thực khách.

thiet-ke-khu-vuc-bep-nha-hang

Thiết kế nhà hàng cần chú trọng không gian bếp và chế biến

Bếp là nơi quyết định thành công của thiết kế nhà hàng theo cách vừa trực tiếp vừa gián tiếp. Chất lượng dịch vụ, hiệu quả kinh doanh của nhà hàng xuất phát từ khu vực nhà bếp này cho nên các kiến trúc sư sẽ giúp bạn tận dụng tối đa và tối ưu không gian này.

Các kiến trúc sư sẽ tính toán diện tích chi tiết từng khu vực từ nhận hàng, kho, chuẩn bị thực phẩm, chế biến, nấu nướng, rửa bát… Đặc biệt sẽ không thể thiếu một văn phòng nho nhỏ quản lý khu vực này.

Không gian quầy bar tính tiền

Đây là không gian đảm bảo cả 2 tiêu chí, vừa thuận lợi cho nhân viên làm việc, vừa đảm bảo phục vụ khách hàng tốt nhất. Quầy bar tính tiền là nơi khách hàng phải rút hầu bao ra thanh toán cho dịch vụ ăn uống của mình cũng là địa điểm cuối cùng trước khi khách hàng rời khỏi nhà hàng. Vì vậy, bạn phải thiết kế một không gian quầy tính tiền làm sao tạo được sự thoải mái, dễ chịu cùng dấu ấn ấn tượng cho nhà hàng của mình. Thiết kế quầy bar tính tiền phải dựa trên những tiêu chuẩn riêng nhất định. Ví dụ, khoảng cách giữa 2 tầng ít nhất là 25cm vì còn liên quan không gian sắp xếp đồ đạc. Chiều dài quầy bar phụ thuộc không gian, quy mô phục vụ của nhà hàng nhưng chiều rộng mặt bàn quầy bar thường dao động 40 – 60cm.

thiet-ke-quay-bar-tinh-tien-trong-nha-hang

Không gian quầy bar tính tiền ấn tượng trong thiết kế nhà hàng

Các không gian khác

Ngoài 3 không gian cơ bản trên, khi thiết kế nhà hàng cần tính toán các không gian khác như khu vệ sinh, khu trang trí… tùy thuộc phong cách, quy mô, vị trí nhà hàng mà chủ đầu tư lựa chọn.

Quy trình thiết kế nhà hàng của Smallhome

– Bước 1: Tìm hiểu nhu cầu, ý tưởng của chủ đầu tư, khảo sát hiện trạng và định hướng phong cách chủ đạo cho không gian nhà hàng

– Bước 2: Phác thảo bố trí và thiết kế ý tưởng thiết kế nhà hàng từ các yêu cầu và thảo luận đã đưa ra. Phân chia nhà hàng thành từng khu vực

– Bước 3: Vẽ phối cảnh 2D, 3D, mặt cắt 3D dự án. Lựa chọn chất liệu cho hệ thống nội thất nhà hàng

– Bước 4: Phản hồi và chấp thuận bản vẽ phối cảnh cuối cùng

– Bước 5: Báo giá thiết kế nhà hàng, lên ngân sách dự toán khi thi công

– Bước 6: Thi công, giám sát và báo cáo từng khâu cho đến khi hoàn thiện để chủ đầu tư theo dõi

– Bước 7: Nghiệm thu bàn giao và bảo hành công trình

Về Smallhome chúng tôi

Nếu bạn đang có ý tưởng kinh doanh nhà hàng và cần tìm một đơn vị thiết kế nhà hàng uy tín, chất lượng cùng chi phí cạnh tranh hãy đến với Smallhome chúng tôi. Với kinh nghiệm gần 10 năm trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế và thi công nhà hàng, các kiến trúc sư luôn nắm bắt được xu thế thiết kế mới nhất, độc đáo, đầy đủ công năng và tiết kiệm nhất để tư vấn tận tâm cho khách hàng. Hãy để Smallhome kiến tạo cho bạn công trình nhà hàng thắp sáng đam mê kinh doanh ẩm thực của bạn.

Để lại nhận xét của bạn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN THIẾT KẾ

Yêu cầu tư vấn của Bạn sẽ được gửi tới Kiến Trúc Sư SmallHome sẽ trả lời sớm nhất có thể thông qua Email, điện thoại.

Gợi ý viết yêu cầu: Địa chỉ khu đất, diện tích đất, mặt tiền, chiều dài. Loại hình bạn lựa chọn (biệt thự, nhà phố …) Bạn định xây mấy tầng. Mỗi tầng bạn yêu cầu các phòng nào, không gian nào. Số tiền dự kiến ...