Thực hư chuyện đổ mái gặp mưa giông theo quan niệm phong thủy

Đăng bởi Kiến Trúc & Nội Thất Smallhome
08/05/ 2021
468 lượt xem

Nhiều gia chủ có gửi tới Smallhome 1 số câu hỏi về phong thủy khi thiết kế và xây dựng nhà ở, trong đó có rất nhiều gia chủ muốn biết: " Đổ mái nhà gặp mưa giông là tốt hay xấu, liệu đổ mái nhà gặp mưa giông có thật sự mang tài lộc, may mắn cho gia đình? Tại sao lại có quan niệm đó và cách xử lý khi trong quá trình đổ mái nhà mà gặp mưa giông như thế nào?" Tất cả những vấn đề trên đều là khúc mắc của khá nhiều gia chủ, vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu thực hư chuyện đổ mái nhà gặp mưa giông qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

Quan niệm đổ mái nhà gặp mưa giông theo góc độ phong thủy

Nói đến sự quan trọng của mái nhà, có lẽ nên hình dung bằng câu nói “Con không cha như nhà không nóc”. Mái nhà vừa là nơi trú ngụ vừa là nơi tụ khí của toàn thể căn nhà. Vì vậy, Khi xây dựng nhà nhiều chủ đầu tư thường quan tâm đến vấn đề thời tiết khi đổ mái. Nhiều gia chủ quan niệm rằng khi đổ mái nếu trời mưa giông sẽ gặp nhiều may mắn, gia chủ sẽ làm ăn phát tài và trở nên giàu có. Vậy vì sao lại có quan niệm đổ mái nhà gặp mưa giông là có “lộc”?

Theo quan niệm phong thủy, nước là khởi nguồn của sự sống cho mọi vạn vật, phong thủy có câu: "Sơn quản nhân đinh, thủy quản tài" tức là núi chủ về nhân đinh còn nước chủ về tài lộc. Nước tượng trưng cho tài lộc nên việc bố trí các vị trí đặt nước như bể cá, hồ bơi... sao cho đúng cách luôn được coi trọng. Đặc biệt, đối với các công việc quan trọng như động thổ, làm móng, khánh thành, khai trương...gặp mưa giông thì luôn được coi là may mắn, nhiều tài lộc...Do đó, nếu bạn đổ mái nhà mà gặp mưa giông có nghĩa là mọi việc đều được “tươi tốt”, vạn sự như ý.

đổ mái gặp trời mưa tốt hay xấu-1

Hình ảnh: Đổ mái là một giai đoạn quan trọng trong việc xây dựng nhà ở

Đổ mái nhà gặp mưa giông theo góc độ khoa học

Nếu tính ở góc độ khoa học, một phần quan niệm này cũng được dựa nhiều vào thực tế. Bởi, việc đổ sàn mái nhà sau một vài tiếng đồng hồ rất cần có nước để làm ẩm bê tông điều này sẽ làm cho kết cấu bê tông được chắc chắn hơn.Chính vì vậy, nếu như trời mưa sau khi đổ bê tông móng, mái sẽ là cái " tự nhiên" giúp gia chủ vấn đề này mà không cần phải tốn công sức, nhân lực và thời gian. Vì thế, theo quan niệm thì sau khi đổ mái gặp mưa giông thì chắc chắn sẽ có lợi hơn bình thường, kể cả về góc độ phong thủy hay khoa học.

Đổ mái nhà gặp mưa giông theo góc độ khoa học

Tuy nhiên, một vấn đề gia chủ cần phải quan tâm trong quá trình đổ mái đó là khi đổ mái gặp mưa giông, công trình vẫn sẽ gặp phải 1 số vấn đề như ảnh hưởng tới quá trình thi công cũng như vật liệu xây dựng đã được chuẩn bị hoặc đang thi công. Và không phải chủ đầu tư nào cũng có kinh nghiệm xử lý, hoặc có thì cũng rất lúng túng trong các bước thực hiện. Giải pháp, phương án khắc phục ở đây là gì?

Đổ mái xong mà gặp mưa sẽ may mắn cho gia chủ

Hình ảnh: Đổ mái xong mà gặp mưa sẽ may mắn cho gia chủ

Phương án chuẩn bị, xử lý khi đổ mái nhà gặp mưa giông

Trước khi chuẩn bị các vật dụng cần thiết trong quá trình đổ mái gặp mưa giông, gia chủ nên xem dự báo thời tiết để chắc chắn rằng, trong và sau thời gian bạn đổ mái sẽ không bị mưa quá lớn. Điều này sẽ giúp gia đình hạn chế được rủi ro trong khi đổ mái. Nếu đổ mái vào mùa mưa, những cơn mưa thường bất chợt kéo đến thì bạn có thể thực hiện những công tác chuẩn bị khác để có thể vẫn thi công đúng theo lịch.

Phương án chuẩn bị, xử lý khi đổ mái nhà gặp mưa giông

Hình ảnh: kinh nghiệm đổ mái gặp mưa giông

- Chuẩn bị vật dụng cần thiết trước khi đổ mái gặp trời mưa

Nếu có dự báo trời sẽ mưa trong quá trình đổ mái nhà, bạn nên chuẩn bị trước một số vật dụng cần thiết để che mưa cho công trình nhà mình.

+ Rà soát, kiểm tra lại hệ thống thu, thoát nước để bảo đảm rằng nếu mưa lớn sẽ thoát nước nhanh mà không bị ứa đọng lại công trình, đặc biệt là phần bê tông( nếu đổ bê tông hố móng).

+ Chuẩn bị khoảng 1- 2 tấm bạt lớn, dày có thể che chắn mưa nếu như lượng mưa và thời gian mưa lớn

Lưu ý, khi đổ mái nhà mà gặp phải mưa giông quá lớn thì tuyệt đối không nên thi công tiếp.

- Cách xử lý nếu đang đổ mái mà gặp trời mưa?

Cách xử lý nếu đang đổ mái mà gặp trời mưa

+ Đánh giá lượng mưa, từ đó đánh giá được mức độ mưa làm ảnh hưởng đến vật liệu đổ mái, đưa ra quyết định nên hay không tiếp tục đổ mái nữa hay không. Sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

1: Lượng mưa nhỏ: Có thể tiếp tục thi công

2: Nếu lượng mưa lớn và thời gian mưa lâu khoảng trên 1, 2 tiếng đồng hồ rồi tạnh thì nên che bạt, sau đó tạnh mưa thì có thể thi công tiếp. Kiểm tra công tác an toàn khi thi công trong điều kiện mưa như chập điện, đường vận chuyển vật liệu đổ mái và bảo vệ phần vật liệu đã đổ bằng cách che chắn bạt chống nước mưa.

Lưu ý, Khi đang thi công mà gặp trời mưa, sau đó tạnh thì không nên thi công tiếp luôn mà phải đợi cho cường độ bê tông đạt đên 25 daN/cm2

Đổ mái tầng 1 có phải xem ngày không?

Nhiều người băn khoăn với câu hỏi đổ mái nhà tầng 1 có cần phải xem ngày không?… Câu trả lời là CÓ.

Theo phong tục cổ truyền của dân tộc Việt Nam việc đổ mái nhà tầng 1 vô cùng quan trọng. Việc thực hiện đổ mái nhà tầng 1 là phong tục mà hầu hết người dân Việt Nam đều phải xem xét ngày giờ tốt để thực hiện.

Cũng tương tự như cách xem ngày giờ tốt để động thổ và khởi công xây nhà, khi xem ngày ngày đẹp đổ mái tầng 1, bạn cần xem ngày đổ mái tầng 1 hợp với tuổi, mệnh của chủ nhà. Không chọn ngày đổ mái tầng 1 xung khắc với tuổi, mệnh gia chủ. Việc này sẽ giúp cho quá trình xây dựng được thuận lợi, đầu xuôi đuôi lọt, sau này mọi thành viên đều được bình an, tránh điều không tốt.

Đổ mái tầng 1 có phải xem ngày không

Lễ cúng đổ mái bao gồm những gì?

Lễ cúng đổ mái bao gồm những gì-1

Việc sắm lễ đổ mái nhà rất quan trọng và không thể thiếu, gia chủ không nên bỏ qua. Lễ vật cúng đổ mái nhà phải chỉn chu, tươm tất và thể hiện sự thành tâm của gia chủ. Vậy lễ cúng đổ mái gồm những gì, cách chuẩn bị mâm đồ cúng cất nóc nhà như thế nào, cúng đổ mái đặt lễ ở đâu?

Theo chia sẻ của các chuyên gia, mâm lễ cúng đổ mái nhà cần chuẩn bị:

- Một con gà, một đĩa xôi/ bánh chưng, mỗi đĩa muối

Các nghi lễ trong xây dựng nhà cửa?

Các nghi lễ trong xây dựng nhà cửa

Lễ động thổ

Lễ động thổ được hiểu là nghi lễ để xin thần đất được phép làm nhà trên mảnh đất đó. Lễ động thổ gia chủ thường cần chuẩn bị những lễ vật như con gà, đĩa xôi và hương hoa. Sau khi đã làm lễ xong, gia chủ sẽ cầm cuốc bổ những nhát cuốc đầu tiên dể trình với Thổ thần xin phép được động thổ, sau đó mới cho thợ đào móng.

Lễ cất nóc

Lễ cất nóc là nghi lễ trước khi xây dựng công trình mà người ta thường làm lễ đặt viên đá hoặc viên gạch đầu tiên, nhất là khi cây cất những công trình công cộng.

Lễ làm cổng ngõ

Trong việc xây dựng nhà cửa, người ta thường rất coi trọng việc xây dựng cổng ngõ, coi cổng ngõ như bộ mặt của ngôi nhà. Khi làm cổng ngõ mọi người thường sử dụng cách tính thước Lỗ Ban. Làm cổng ngõ nhà nên tránh những điều không tốt theo phong thủy để ngôi nhà xây nên được tốt nhất cho cuộc sống gia chủ.

Lễ nhập trạch

Lễ cúng nhập trạch là nghi lễ không thể bỏ qua khi bạn đến ở một ngôi nhà mới mua hoặc mới xây. Nhập trạch có nghĩa là chuyển vào ở một ngôi nhà mới. Việc cúng nhập trạch như một cách xưng tên bạn chính là chủ mới của nơi ở này và mong các vị thần linh, thổ địa che chở, phù hộ cho bạn và gia đình.

Lễ tân gia

Lễ tân gia là việc sau khi xây nhà mới xong hoặc mua một ngôi nhà mới, chủ nhà sẽ chọn ngày lành tháng tốt tới ở, sau đó làm lễ cúng gia tiên và cỗ bàn để mời mọi người đến ăn mừng.

Đổ mái nhà bao nhiêu ngày dỡ cốp pha?

Đổ mái nhà bao nhiêu ngày dỡ cốp pha

Sau khi đổ mái chúng ta sẽ mất 1 khoảng thời gian đợi bê tông khô mới có thể tiến hành tháo dỡ cốp pha để tiếp tục thi công xây dựng nhà. Thông thường sẽ mất khoảng từ 3 đến 4 tuần trong mùa hè và nếu đổ mái vào mùa đông thì có thể phải đợi lâu hơn 1 chút. Bạn không nên dỡ cốp pha trước thời gian cho phép bởi có thể dẫn đến tình trạng trần nhà bị sụp đổ hoặc nứt nẻ.

Sau khi tháo dỡ cốp pha, cần chú ý rằng bê tông thương phẩm mới chỉ đạt đến cường độ chịu được một lực nhẹ, phải mất thêm một khoảng thời gian nữa nó mới có đủ độ vững chắc để chịu các tác động mạnh.

Bài viết trên đây Smallhome đã giải thích cho bạn đọc về vấn đề đổ mái gặp mưa giông mà rất nhiều gia chủ thường quan tâm trong quá trình xây dựng nhà ở, các công trình biệt thự, nhà cao tầng,...Dù cho được nhìn ở góc độ phong thủy hay góc độ khoa học thì đổ mái gặp mưa giông vẫn luôn được coi là "điềm tốt", mang lại tài lộc và may mắc đến với gia chủ. Tuy nhiên, bạn nên chuẩn bị kỹ và có những biện pháp xử lý hợp lý, đúng đắn, chính xác để có được quá trình đổ mái suôn sẻ nhất.

- Một bát gạo; Một bát nước

- Nửa lít rượu trắng; Bao thuốc, lạng chè.

- Một bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng.

- Một bộ đinh vàng hoa; Năm lễ vàng tiền.

- Năm cái oản đỏ; Năm lá trầu, năm quả cau.

- Năm quả tròn; Chín bông hoa hồng đỏ.

Lễ cúng đổ mái nhà tùy thuộc từng vùng miền sẽ bổ sung thêm các thứ khác tuy nhiên sẽ thường bao gồm cả đồ mặn và đồ chay. Khi mua lễ cúng đổ mái nhà bạn cần chú ý lựa chọn lễ vật thật cẩn thận, không bị hư hỏng và héo úa.

Để lại nhận xét của bạn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN THIẾT KẾ

Yêu cầu tư vấn của Bạn sẽ được gửi tới Kiến Trúc Sư SmallHome sẽ trả lời sớm nhất có thể thông qua Email, điện thoại.

Gợi ý viết yêu cầu: Địa chỉ khu đất, diện tích đất, mặt tiền, chiều dài. Loại hình bạn lựa chọn (biệt thự, nhà phố …) Bạn định xây mấy tầng. Mỗi tầng bạn yêu cầu các phòng nào, không gian nào. Số tiền dự kiến ...