Thiết kế giếng trời cho nhà ống rất quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khoa học mà còn đòi hỏi phù hợp với phong thủy… vì thế nhiều gia chủ phân vân không biết có nên thiết kế giếng trời hay không và thiết kế như thế nào, cần những điều gì. Vâng bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra những lưu ý để bạn có thể tham khảo.
Giếng trời là gì ?
- Giếng trời là một khoảng không gian được thiết kế theo phương thẳng đứng, thông từ tầng trệt đến mái của nhà ở hoặc nhà cao tầng. Trong nhà ở hoặc công trình xây dựng khác không bắt buộc phải có giếng trời.
- Trong kiến trúc nhà ở hiện nay đặc biệt là những nhà ống giếng trời là một bộ phận quen thuộc và dường như không thể thiếu.
Cấu tạo của thiết kế giếng trời trong nhà ống
Giếng trời có cấu tạo gồm 3 phần cơ bản:
- Đáy giếng: Đây được xem là phần ở tầng ở dưới cùng thường được dùng để sử dụng trang trí, làm tiểu cảnh, bố trí hoa cảnh… để tận dụng được ánh sáng một cách tối đa mang đến bầu không khi trong lành kết hợp với không gian tiếp, làm phòng ăn.
- Thân giếng: Có chức năng chiếu sáng cho các tầng bên trên.
- Phần đỉnh giếng: Có vai trò chiếu sáng và thông gió, có mái kính và hệ khung mái.
Trên đỉnh giếng có thể trang trjs bằng hệ khung mái, hoa sắt hoặc giếng trời có thể có mái hoặc không có mái. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của chúng tôi thì việc thiết kế xây dựng giếng trời trong nhà ống cần có mái che, nếu ở sau nhà có thể không cần mái để đảm bảo sự thông thoáng.
Ưu và nhược điểm của giếng trời
Thiết kế giếng trời cho nhà ống trở nên phổ biến, vậy tại sao chúng được ứng dụng nhiều như vậy. Dưới đây là những ưu và nhược điểm để bạn tham khảo.
1. Ưu điểm của thiết kế giếng trời cho nhà ống
Tác dụng lấy sáng
- Nhà ống diện tích nhỏ hẹp, hạn chề về bề ngang mặt khác các ngôi nhà được xây liền kề nhau nên ánh sáng tự nhiên đường như bị hạn chế.
- Việc thiết kế giếng trời cho nhà ống nhằm tận dụng ánh sáng thiên nhiên từ trên cao xuống giúp ngôi nhà trở nên rộng rãi thông thoáng hơn. Giếng trời góp phần cảm nhận ngôi nhà trở nên rộng rãi hơn và không có cảm giác bí bách và chật chội.
Đón gió và điều hòa không khí
- Lấy gió tự nhiên cũng là một trong những chức năng quan trọng của việc thiết kế giếng trời cho nhà ống. Theo đó giếng trời giúp quá trình trao đổi không khí môi trường bên trong và bên ngoài diễn ra một cách đều đặn cung cấp bầu không khí trong lành và dễ chịu hơn.
- Đặc biệt đối với những nhà nhỏ, khu nhà phố hạn chế về cây xanh thì việc thiết kế giếng trời sẽ giúp ngôi nhà trở nên mát mẻ hơn đặc biệt là trong những ngày hè nóng bức.
Tiết kiệm điện năng
- Với sự hạn chế về ánh sáng của các nhà ống hiện nay thì việc xuất hiện giếng trời sẽ giúp không gian nội thất trở nên sáng sủa và mát mẻ hơn.
- Tận dụng ánh sáng thiên nhiên “không mát tiền” nhưng mang lại hiệu quả cao nhờ đó chúng ta tiết kiệm được năng lượng điện cho các hệ thống làm mát và đèn chiều sáng.
Mang lại thẩm mỹ cho toàn bộ kiến trúc ngôi nhà
- Việc thiết kế giếng trời cho nhà ống khoa học sẽ mang lại thẩm mỹ cho toàn bộ kiến trúc của ngôi nhà. Có thể tận dụng phần đáy giếng để trồng nhiều cây xanh, trang trí tuyệt đẹp.
- Không chỉ ở những nhà ống mà các công trình kiến trúc biệt thự khi bố trí giếng trời sẽ thoáng đãng và mang lại sự thư giãn cùng sự thẩm mỹ cho ngôi nhà.
2. Nhược điểm của thiết kế giếng trời cho nhà ống
Thiết kế giếng trời cho nhà ống có nhiều ưu điểm song cũng có một vài nhược điểm nhất định như sau:
- Bản chất giếng trời như một cái ống, vì vậy âm thanh truyền trong giếng trời rất vang và rõ. Người ngồi tầng dưới nói chuyện thì tầng trên có thể nghe thấy làm mát sự riêng tư và yên tĩnh.
- Đối với những giếng trời không có mái che thì việc tổ chức thoát nước ở đáy giếng phải nghiên cứu kỹ lưỡng dể đảm bảo thật tốt. luôn phải có độ rộng hay những hệ thống che chắn như cửa, vách tường ở khu vực xung quanh để tránh tình trạng nước mưa bắn làm bẩn không gian xung quanh.
- Thiết kế giếng trời sẽ mang đến tình trạng thừa sáng vào mua hè. Vào mùa hè nắng gắt vào buổi trưa từ đó có thể gây sự chói lóa mặt khác căn nhà trở nên nóng hơn….
Lưu ý khi thiết kế giếng trời cho nhà ống
Để khắc phục những nhược điểm trên cũng như có thêm kinh nghiệm thiết kế giếng trời nhằm đảm bảo thẩm mỹ, phong thủy hay khoa học bạn có thể lưu ý những điều sau đây.
1. Bố trí giếng trời ở vị trí hợp lý
- Mỗi căn nhà có những diện tích, kích thước cũng như ưu nhược điểm riêng nên cần xem xét kỹ vị trí trong nhà để có thể bố trí một khu vực hợp lý.
- Đối với những nhà ống có lợi thế về chiều dài thì KTS có thể bố trí giếng trời ở giữa hoặc cuối nhà để ánh sáng thiên nhiên được lưu thông một cách tốt nhất cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ, phong thủy.
- Ngoài ra bạn có thể căn cứ vào thực tế nhu cầu sinh hoạt của gia đình, lợi thế của khu đất để đưa ra một phương án hợp lý. Tuy nhiên cần sự tư vấn của kiến trúc sư để tạo nên một bố cục không gian hoàn hảo nhất.
- Đối với những nhà ống có diện tích nhỏ thì giếng trời cần xem xét kích thước tránh ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt, chiếm diện tích của ngôi nhà.
2. Hệ thống thoát nước sàn hợp lý
- Thiết kế những hệ thống thoát nước sàn rất quan trọng đặc biệt là những giếng trời không có mái che vì thế cần phải tính toán kỹ lưỡng để tránh tình trạng gây ngập ứ nước trong nhà.
- Hiện nay nhiều nhà tận dụng khu vực giếng trời để làm vườn tiểu cảnh trong nhà vì thế cũng cần có những phương án xử lý nước kịp thời để cây xanh không bị chết.
Vào mùa mưa, lượng nước mưa nhiều có thể gây ra tình trạng ứ đọng nước từ đó khiến cho bề mặt sàn bị ầm và hư hỏng hoặc nước mưa sẽ bắn vào những khu vực xung quanh.
- Bạn cần lưu ý điều này khi thiết kế giếng trời nhằm đảm bảo sự khô thoáng, tránh trường hợp ở trong nhà mà mưa ngập giống như ở ngoài trời.
3. Độ phẳng tường của giếng trời
- Như bạn biết thiết kế giếng trời là dạng ống thông giữa các tầng của một ngôi nhà nhằm tạo độ thoáng giữ các không gian, lấy sáng cho các tầng lầu với sự liên kết, liên thông với nhau vì thế ít nhiều ảnh hưởng đến tiếng ồn.
- Vì thế thiết kế giếng trời cho nhà ống, KTS luôn tạo ra những trang trí, điểm nhấn để khắc phục những vấn đề này bằng việc sử dụng các loại đá, giấy dán tường hoặc trang trí thêm cây xanh để hạn chế việc thông âm thanh giữa các tầng.
- Cần lưu ý đều này để giúp ngôi nhà của bạn đảm bảo sự yên tĩnh, tránh được sự ồn áo làm mất đi tính riêng tư trong nhà ở cũng như đối với các nhà phố xung quanh.
4. Lưu ý đến các biện pháp chống dột, chống mưa tạt qua giếng trời
- Trước khi thiết kế giếng trời cho nhà ống bạn cần tính toán kỹ lưỡng và trao đổi với kiến trúc sư để tính đến việc lớp mái lấy sáng hợp lý. Hiện nay vật liệu kính cường lực được nhiều ngươi ưu tiên sử dụng.
- Tuy nhiên các vật liệu như tấm lớp polycarbonat, kính cường lực không thể liên kết bền vững với xi măng, bê tông. Vì thế cần thông qua liên kết trung gian là thép,
- Khoảng vượt của mái lợp cũng phải hợp lý để tránh mưa tạt trực tiếp vào giếng trời. Việc vừa bảo đảm thông gió vừa bảo đảm mưa không tạt vào rất cần sự thiết kế chỉnh chu và thi công đúng kỹ thuật, nếu không thì sự bền vững sẽ không có.
- Các khung thép để bảo vệ kẻ gian đột nhập vào trong nhà cũng cần lưu ý thiết kế đảm bảo kỹ thuật và thẩm mỹ.
- Hiện nay với việc phát triể các công nghệ cắt thép lá CNC, chúng ta có thể làm được những giếng trời có hoa văn đẹp mắt, vừa mang tính trang trí vừa bảo đảm an toàn, an ninh cho toàn bộ ngôi nhà.
- Nhiều gia đình tận dụng phần giếng trời để có thể trang trí trên tường nhiều cây xanh, hệ thống đèn trang trí vì thế khi xảy ra lỗi do hệ thống điện thì việc bảo trì, sữa chữa khá khó khăn vì thế cần phải lưu ý đến vấn đề này.
5. Tránh thiết kế rườm rà
- Thiết kế giếng trời cho nhà ống với mục đích chính là cung cấp ánh sáng, mang lại sự thông thoáng vì thế tránh thiết kế rườm rà, nhiều chi tiết và bô phận vì ít nhiều ảnh hưởng đến chức năng chức năng lưu thông và chiếu sáng vào ngôi nhà của bạn.