Hướng Dẫn Cách Xử Lý Lớp Sơn Ẩm Mốc Trước Khi Tự Sơn Lại Tường Nhà

Đăng bởi Kiến Trúc & Nội Thất Smallhome
01/11/ 2021
444 lượt xem

Trước khi tự sơn tường nhà, bước xử lý lớp sơn ẩm mốc cũ rất quan trọng. Lớp sơn mới có bền đẹp hay không phụ thuộc rất nhiều vào kết quả của bước làm sạch bề mặt lớp sơn cũ. Bài viết dưới đây sẽ giúp các gia chủ có cách xử lý lớp sơn cũ đúng cách và hiệu quả.

hướng dẫn sử lý lớp sơn ẩm mốc trước khi tự sơn lại tường nhà

Tại sao phải xử lý triệt để lớp sơn cũ

Xử lý triệt để lớp sơn cũ là cách giúp cho việc sơn mới được thuận lợi, tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả cao. Nếu không xử lý bề mặt tường cũ trước khi sơn sẽ làm lớp sơn mới khó bám vào bề mặt bê tông, gây lãng phí sơn, tốn thêm thời gian sơn sửa mà kết quả lại không như mong muốn. Ngoài ra, nếu không đảm bảo bề mặt tường cũ đạt tiêu chuẩn, những vết nấm mốc, màu sơn cũ và phần tường nứt khiếm khuyết sẽ khiến lớp sơn mới không lên đúng màu, đều màu và bề mặt bị gồ ghề, lồi lõm, gây mất thẩm mỹ. Thậm chí, có nhiều trường hợp lớp sơn mới đã bị bong tróc và vàng ố loang lổ ngay sau khi vừa mới sơn lại được vài ngày do bỏ qua công đoạn xử lý lớp sơn cũ.

Tại sao phải xử lý triệt để lớp sơn cũ

Tường sau khi sơn mới sẽ phẳng mịn và bền đẹp nếu lớp sơn cũ được xử lý cẩn thận

Cách xử lý lớp sơn cũ

Để xử lý triệt để lớp sơn cũ, các gia chủ nên thực hiện theo quy trình dưới đây:

Bước 1: Xử lý chống thấm

Sơn cũ bị ẩm mốc do vậy trước hết gia chủ cần tìm hiểu nguyên nhân ẩm mốc do đâu, có thể do điều kiện thời tiết hoặc lỗi kỹ thuật khi xây dựng để từ đó có cách xử lý chống thấm phù hợp và đầy đủ. Sau khi chống thấm, nên để tường khô ráo khoảng 2 đến 3 tuần rồi mới tiến hành sơn.

Bước 2: Cạo sạch lớp sơn vữa và tường bị bong tróc

Với những mảng tường có dấu hiệu bong tróc hãy sử dụng dao bả để cạo sạch. Có thể không nhất thiết phải cạo hết lớp sơn cũ nhưng chắc chắn phải cạo hết phần bong tróc để không làm ảnh hưởng đến độ chắc chắn của lớp sơn mới.

Cách xử lý lớp sơn cũ

Bức tường sau khi sơn lại có đẹp hay không phụ thuộc rất nhiều vào bề mặt tường sơn cũ

Bước 3: Bả vá

Những phần bong tróc mà gia chủ đã cạo ở bước 2 thì tại bước này hãy dùng bột bả để trét làm phẳng bề mặt. Bề mặt phẳng, không lồi lõm sẽ giúp sơn mới bám tốt hơn.

Bước 4: Xả nhám

Sau khi những chỗ bả đã khô thì chuyển đến bước xả nhám để làm nhẵn. Nên chà qua toàn bộ bề mặt một lượt để sơn bám tốt hơn. Đặc biệt là nếu lớp sơn cũ là sơn bóng thì gia chủ càng nên chà kỹ để tạo độ nhám cho bề mặt.

Bước 5: Quét sạch bụi

Cuối cùng các gia chủ hãy quét sạch bụi trên tường để giúp tăng tuổi thọ cho lớp sơn mới. Nếu không cẩn thận từng bước thì lớp sơn mới sẽ không chắc chắn và đẹp màu.

Một số lưu ý khi xử lý lớp sơn cũ

  • Việc xử lý bề mặt tường cũ ẩm mốc cần được làm một cách triệt để, cẩn thận, đúng quy trình để lớp sơn mới bền đẹp, không làm mất đi tính thẩm mỹ từng có của ngôi nhà cũng như không khiến gia chủ phải bận tâm nhiều trong quá trình sử dụng tiếp theo.
  • Để làm sạch bề mặt nấm mốc, gia chủ có thể thêm bước vệ sinh bề mặt bằng cách sử dụng các chất tẩy rửa để diệt nấm mốc hiệu quả hơn.
  • Nếu lớp sơn cũ còn khả năng bám dính tốt thì gia chủ chỉ cần làm vệ sinh sạch bề mặt cần sơn mà không cần xử lý bề mặt quá nhiều.
  • Bề mặt tường bắt buộc phải khô, phẳng, mịn, không bong tróc, không rạn nứt để đảm bảo lớp sơn sau cùng được mịn và đẹp. Có thể đo lường độ ẩm trước khi sơn bằng máy đo độ ẩm chuyên dụng. Độ ẩm dưới 16% là đủ điều kiện để bắt đầu tiến hành tự sơn tường.

Một số lưu ý khi xử lý lớp sơn cũ

Để không tốn thêm chi phí sơn sửa về sau, ngay từ ban đầu các gia chủ nên kiểm soát quy trình thi công cẩn thận và sử dụng sơn chất lượng của các hãng uy tín như Jotun để có không gian sống bền đẹp và an tâm

Hy vọng bài viết đã giúp các gia chủ hiểu hơn về tầm quan trọng của việc xử lý lớp sơn cũ và quy trình thực hiện xử lý đúng cách để có bức tường tự sơn hoàn hảo.

Để lại nhận xét của bạn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN THIẾT KẾ

Yêu cầu tư vấn của Bạn sẽ được gửi tới Kiến Trúc Sư SmallHome sẽ trả lời sớm nhất có thể thông qua Email, điện thoại.

Gợi ý viết yêu cầu: Địa chỉ khu đất, diện tích đất, mặt tiền, chiều dài. Loại hình bạn lựa chọn (biệt thự, nhà phố …) Bạn định xây mấy tầng. Mỗi tầng bạn yêu cầu các phòng nào, không gian nào. Số tiền dự kiến ...