Làm Mái Nhà Thế Nào Cho Đúng Theo Quan Điểm Phong Thuỷ

Đăng bởi Kiến Trúc & Nội Thất Smallhome
18/10/ 2021
670 lượt xem

THIẾT KẾ MÁI NHÀ NHƯ THẾ NÀO THÌ ĐÚNG PHONG THỦY?

Trong kiến trúc nhà ở, mái nhà không chỉ đơn giản là để che nắng, che mưa mà theo phong thủy, mái nhà là nơi trú ngụ, là nơi tụ khí của toàn bộ ngôi nhà. Các yếu tố này có ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi thành viên trong gia đình. Vì thế, khi xây dựng nhà cửa, gia chủ nên tránh những sai lầm trong việc thiết kế mái nhà. Trong dân gian từ xưa đến nay vẫn lưu truyền khá nhiều những kiêng kỵ liên quan đến việc làm mái nhà. Các kiêng kỵ ấy ảnh hưởng ra sao theo quan điểm khoa học phong thủy và trong kỹ thuật xây dựng hiện đại, làm sao để xây mái nhà cho đúng?

làm mái nhà theo đúng quan điểm phong thủy

Làm mái nhà đúng theo kỹ thuật xây dựng và phong thuỷ giúp gia chủ an tâm hơn

Những kiêng kỵ và cách khắc phục với từng loại mái nhà

Nóc mái hình tam giác

Những ngôi nhà có nóc mái hình tam giác thường có độ dốc lớn, khiến cho vượng khí ngôi nhà biến đổi dị thường và làm mất cân bằng âm dương trong nhà, không tốt cho các thành viên trong gia đình. Vì vậy, cách khắc phục tốt nhất cho kiểu nóc mái hình tam giác là cắt ngang mái nhà, lắp đặt một nóc mái mơi nghiêng ra ngoài sẽ giảm bớt được độ dốc cho nóc nhà, vừa đảm bảo được yếu tố phong thủy vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cực cao.

Mái nhà tam giác truyền thống có độ dốc lớn

Mái nhà tam giác truyền thống có độ dốc lớn

Mái dốc về một phía

Mái dốc về một phía có thể là mái chữ A, mái lệch, mái thái, 1 mái, 2 mái..sử dụng ngói hoặc tôn. Kiểu mái này sẽ khiến ngôi nhà nhận phải một lượng ánh sáng chiếu rọi vào nhà cực lớn, khiến người sống trong nhà bị nóng nực và bực bội. Ngoài ra, ngôi nhà thiết kế mái dốc về một phía sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới sự hấp thụ khí của cơ thể người sống trong nhà. Do đó, hãy khắc phục bằng cách sửa lại mái dài bằng cách nâng cao mép của một mái lên khoảng tầm 3m, với phía mái còn lại nên thiết lập mái mới.

Mái dốc về một phía

Mái nhà dốc về một phía

Mái bằng

Nhà mái bằng thường được thiết kế với kết cấu hiện đại, để tận dụng làm sân thượng và sân phơi hoặc hóng mát. Những ngôi nhà mái bằng thường truyền nhiệt nhanh, khiến mùa hè nóng bức và mùa đông lạnh lẽo, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần cũng như sức khỏe của người sống bên trong ngôi nhà.

Theo phong thủy mái nhà, cách khắc phục thế nhà trên bằng cách như sau :

  • Với những ngôi nhà bằng mái gỗ, gia chủ nên nâng cao nền để có thể giảm độ truyền nhiệt của ngôi nhà vào cả mùa hè và mùa đông.
  • Nếu ngôi nhà mái bằng nhà bạn sử dụng giấy dán tường bằng plastic thì nên thay đổi bằng ván ốp mỏng hoặc vải sẽ tốt hơn.
  • Những ngôi nhà biệt thự hoặc nhà phong cách Châu Âu, Tây có thể bóc và gỡ những vật liệu hợp chất hóa học ra để thay bằng ván gỗ mỏng và gỗ dày cho sàn nhà. Đảm bảo sẽ mang lại cảm giác ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè.

nhà mái bằng

Khu vực mái bằng tạo không gian nghỉ ngơi, thư giãn

Khu vực mái bằng tạo không gian nghỉ ngơi, thư giãn

Mái giữa cao, hai bên thấp

Trong phong thủy nhà 2 mái, kiểu hình dáng mái trên được gọi là “hàn hiên”. Mái nhà này sẽ tạo cho người nhìn cảm giác cô độc bởi theo kiểu ngọn núi dốc thuộc hỏa, không tốt phong thủy cho mái nhà và nhà ở.

Thực tế, ngôi nhà có mái giữa cao và hai bên thấp thường lồi lõm, không bằng phẳng. Khi trời mưa gió, nước đổ mạnh về phía thấp khiến mức độ xâm nhập của nước lan rộng, gây ảnh hưởng không tốt tới vật liệu xây dựng của ngôi nhà.

Chính vì vậy, hãy lựa chọn những loại vật liệu xây dựng có chất lượng tốt.

Mái giữa cao, hai bên thấp

Mái vòm hoặc tròn

Mái vòm hoặc tròn được gọi là mái nhà hình Kim, loại mái nhà này nên sơn màu xám phù hợp với các trung tâm nghiên cứu, ngành tài chính, kinh tế, tòa án. Theo phong thủy, nhà mái vòm không được xây theo hướng Nam hoặc hướng Đông - Đông Nam, sẽ khiến gia chủ gặp nhiều khó khăn và bất ổn.

Mái nhà lượn sóng

Mái nhà lượn sóng nhấp nhô được gọi là mái nhà hình Thủy. Xem phong thủy mái nhà thì dạng mái này thường không may mắn, hàm chứa những khó khăn và bế tắc. Nếu có xây dựng mái Thủy cần chú ý không hướng ra phía Tây Nam – Đông Bắc và hướng Nam, gây xung khắc với nhà.

Mái như không mái

Theo mái nhà và phong thủy, nhà không mái được coi là dạng mái còn dang dở không tốt cho sự nghiệp. Nhưng về mặt kiến trúc, kiểu mái nhà này thường xuất hiện trong xây dựng nhà phố, nhà ống,...khá sáng tạo nên mang tới sự thoáng đãng và khá đẹp mắt.

Ngày giờ để xây dựng mái theo phong thủy

Việc lựa chọn ngày giờ hoàng đạo để lợp mái nhà giúp mang lại sự may mắn, thuận lợi cho gia đình. Và theo các chuyên gia phong thủy, gia chủ nên tránh lợp mái vào các xấu trong tháng như Tam nương, Thọ tử, Dương đông kỵ nhật. Trong đó:

  • Ngày Tam nương: Là các ngày mùng 3, 7, 13, 18, 22 và 27 âm lịch.
  • Ngày Thọ tử: Ngày mùng 5, 14 và 23 âm lịch hàng tháng
  • Ngày Dương công kỵ nhật: Các ngày 13/1,11/2, 9/3, 7/4, 5/5, 3/6, 8/7, 29/7, 27/8, 25/9, 23/10, 21/11 và 19/12.

Ngày giờ để xây dựng mái theo phong thủy


Cùng với đó, nên tránh lợp mái vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch. Bởi 2 tháng này theo phong thủy là 2 tháng cô hồn, làm cho mọi chuyện không suôn sẻ. Trong trường hợp, phải lợp mái trong 2 tháng ngày, gia chủ nên xem xét ngày để tránh phạm phải phong thủy.

Quy tắc “Nhất góc ao, nhì đao đình”

“Nhất góc ao – nhì đao đình” nói về việc bố cục nhà cần tránh các góc ao cũng như góc cạnh của mái đình, đền miếu hướng vào chính diện nhà mình. Khi nhà mở cửa hướng ra góc mái, góc của công trình đồng nghĩa với bố cục các nhà bị xiên lệch, dễ gây va chạm khi di chuyển, gió lùa theo các cạnh tường, cạnh mái thổi đến nhà và gây ra cảm giác bất an.

Nhất góc ao, nhì đao đình

Đao đình, mảng tường đầu hồi “chĩa” sang nhà lân cận là kiểu kiêng kỵ phổ biến về mái nhà

Đối với mỗi căn nhà, đòn dông là thanh gỗ bắc ngang trên đầu hàng cột chính giữa nhà tạo thành đỉnh cao của nóc nhà. Đòn tay hay xà gồ là đoạn tre hay gỗ dùng để đỡ rui của mái nhà. Theo phong thủy, đòn dông và đòn tay tuyệt đối không được chĩa sang nhà bên cạnh. Do đó, đối với nhà ở nói chung và nhà biệt thự nói riêng khi ngói lợp nhà phải dùng tấm thép tạo thành nẹp và bịt kín cây xà gồ để tránh làm ảnh hưởng đến những nhà xung quanh. Và khi dựng đòn dông cho nhà ở thì phải làm lễ xin phép tổ tiên, thần thánh.

Lưu ý khi thiết kế mái nhà

Gia chủ cũng cần lưu ý đáp ứng 3 chức năng quan trọng của mái nhà trong phong thủy: Bài thủy - Cách nhiệt - Triệt lôi.

Yếu tố bài thủy

Để mái nhà vững chắc trong mùa mưa gió, ông cha ta thường dùng rơm rạ để làm mái vì đây là chất liệu ngậm nước và khả năng thoát nước mạnh. Nhưng ngày nay để làm mái, chúng ta có nhiều sự lựa chọn về vật liệu như tôn, ngói, tấm lợp sinh thái… Dù là nguyên liệu gì thì mái vẫn phải đảm bảo độ dốc để thoát nước càng nhanh càng tốt.

Yếu tố cách nhiệt

Ngoài việc an toàn vào mùa mưa thì mái cần tạo không khí mát mẻ những ngày hè nóng bức. Do vậy, theo mục đích sử dụng mà ta cần lựa chọn những vật liệu thích hợp: mái để ở nên dùng ngói, hoặc tôn cách nhiệt hoặc tấm lợp sinh thái...

Yếu tố triệt lôi

Mái nhà đảm bảo nguyên tắc triệt lôi liên quan trực tiếp đến an toàn sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Để đảm bảo yếu tố này trong phong thủy, khi làm mái nhà cần làm dây dẫn sét tiếp xúc với cột tiếp địa được chôn sâu dưới đất.

vườn trên mái nhà

Với nhà có mái bằng, vườn trên mái hiện nay giúp bổ sung khoảng thiên nhiên cho cư dân đô thị đất chật người đông

Lưu ý khi lợp nhà 2 mái

Quan niệm dân gian, mọi công việc khi tiến hành làm nhà cần được xem ngày đẹp hợp với tuổi của gia chủ để mọi chuyện được thuận lợi suôn sẻ “đầu có xuôi thì đuôi mới lọt”. Chính vì điều này việc xem ngày lợp mái, phong thủy nhà 2 mái là vô cùng quan trọng.

Màu sắc mái nhà

Hiện tại thị trường có rất nhiều mẫu mã, kiểu dáng, chất liệu… gia chủ có thể thoải mái lựa chọn màu sắc của mái nhà. Nên sử dụng các màu sẫm hoặc màu đỏ giúp mang tài lộc, vượng khí, sự may mắn cho gia đình. Phong thủy nhà 2 mái rất kỵ màu xanh, cần đặc biệt lưu tâm về vấn đề này.

Nhất góc ao, nhì đao đình

Hiểu đơn giản khi thiết kế mái nhà cần tránh góc cạnh của mái đình, đền miếu và góc ao hướng chính diện mang đến những điều không tốt.

Cửa ra vào đối diện nóc nhà

Nhằm mục đích thoáng khí, thông thường mái nhà sẽ được thiết kế theo hình tam giác có khe hở giữa hai đầu. Đối với phong thủy nhà 2 mái, gia chủ sẽ tổn hao của cải nếu đặt cửa ra vào đối diện với nóc nhà.

Cây đòn dông chĩa vào mái nhà

Đòn dông và đòn tay tuyệt đối không được chĩa sang nhà bên cạnh, đó được coi là điều cấm kỵ khi làm mái nhà. Cần bịt kín để tránh ảnh hưởng tới những nhà xung quanh. Việc dựng đòn dông cần làm lễ cúng bái, xin phép tổ tiên, thần linh cai quản khu vực đó.

Điểm góc mái

Điểm góc mái – điểm xung yếu, do đó để giữ vững góc mái những mái nhà thời xưa thường thiết kế các chi tiết bằng gỗ hay đắp vữa. Nếu nhà của bạn mở cửa chính diện với góc mái như vậy sẽ chĩa vào nhà gây cảm giác bất an không tốt cho ngôi nhà của bạn, ảnh hưởng không tốt đến tinh thần và sức khỏe các thành viên.

Phần lớn mái nhà ở nông thôn thiết kế kiểu hình tam giác giúp cho nước mưa, bụi bẩn không bị đọng trên nóc nhà. Nếu xét về phong thủy thì cách làm này lại không hề tốt cho những ngôi nhà nhà lân cận.

Cách tính xà gồ theo phong thủy

Cách tính số lượng thả xà gồ (đòn tay) cho mỗi mái nhà cũng như cách tính bậc cầu thang thường có rất nhiều cách cũng tương tự như, nhưng với phương pháp tính xà gồ Sinh-Trụ-Hoại-Diệt (Sinh-Lão-Bệnh-Tử) khi làm mái nhà được nhiều người áp dụng. Ngay sau đây sẽ là cách tính số lượng xà gồ Sinh-Trụ-Hoại-Diệt áp dụng thuật toán phong thủy như sau:

Đầu tiên bạn cần hiểu Sinh-Trụ-Hoại-Diệt chính là Xuân-Hạ-Thu-Đông. Trong 4 mùa thì có mùa Hạ và mùa Xuân là hai mùa mang sức khỏe cùng tài lộc dồi dào nhất, còn lại mùa Thu và mùa đông mang tới những điều không tốt lành.

Chính vì vậy, khi chọn số lượng xà gồ (đòn tay) hải quay về chu kì của mùa Xuân hoặc Hạ.

Cụ thể cách tính xà gồ (đòn tay) theo phong thủy đếm như sau:

  • Xà gồ đầu tiên là số (1) gọi là SINH
  • Xà gồ thứ nhì là số (2) gọi là TRỤ
  • Xà gồ thứ ba là số (3) gọi là HOẠI
  • Xà gồ thứ tư là số (4) gọi là DIỆT

Và cứ lặp lại như vậy, xà gồ thứ năm là SINH, xà gồ thứ sáu là TRỤ,…Ta rút ra được công thức tính cho chu kì quay vòng: SINH = 4 x n +1, “n” là số chu kỳ lặp lại.

n=1, SINH=[4 x 1 +1] = 5

n=2, SINH=[4 x 2 +1] = 9

n=3, SINH=[4 x 3 +1] = 13

n=4, SINH=[4 x 4 +1] = 17

n=5, SINH=[4 x 5 +1] = 21

n=6, SINH=[4 x 6 +1] = 25

Số xà gồ (đòn tay) đẹp theo phương pháp tính xà gồ cho một mái nhà thường là SINH, TRỤ:

SỐ XÀ GỒ (ĐÒN TAY) ĐẸP
SINH 1 5 9 13 17 21 25 29 33
TRỤ 2 6 10 14 18 22 26 30 34

Mái nhà chính là một bộ phận vô cùng quan trọng và nổi bật của mỗi ngôi nhà. Chính vì vậy, hãy tham khảo cách xem ngày tốt lợp mái nhà, cùng những kiêng kỵ về phong thủy mái nhà ở trên để căn nhà thêm đẹp hơn mà còn đem lại sự thư thái, an lành cho cả gia đình.

Để lại nhận xét của bạn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN THIẾT KẾ

Yêu cầu tư vấn của Bạn sẽ được gửi tới Kiến Trúc Sư SmallHome sẽ trả lời sớm nhất có thể thông qua Email, điện thoại.

Gợi ý viết yêu cầu: Địa chỉ khu đất, diện tích đất, mặt tiền, chiều dài. Loại hình bạn lựa chọn (biệt thự, nhà phố …) Bạn định xây mấy tầng. Mỗi tầng bạn yêu cầu các phòng nào, không gian nào. Số tiền dự kiến ...