Xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang để tận dụng diện tích, cần lưu ý gì?
Khoảng không gian dưới gầm cầu thang là diện tích khá lý tưởng để bố trí thêm nhà vệ sinh, nhất là đối với nhà phố, nhà ống có diện tích xây dựng khiêm tốn. Vậy nhưng thiết kế nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang như thế nào để phù hợp với ngôi nhà, đồng thời không phạm phong thủy và tiện cho người sử dụng thì cần phải nắm được một số yêu cầu nhất định.
Xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang có lợi như thế nào?
Nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang là dạng thiết kế rất hợp với những ngôi nhà ống, nhà phố có chiều ngang nhỏ hẹp. Khi thiết kế như vậy, căn nhà được tối ưu diện tích sử dụng, gia chủ không phải cân nhắc thêm bớt diện tích của các không gian chức năng khác (phòng ngủ, phòng khách,...) khi muốn xây thêm nhà vệ sinh, bởi nó đã được tích hợp dưới gầm cầu thang.
Xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang là cách tối ưu không gian phổ biến
Ngay cả những ngôi nhà có diện tích rộng, một số gia chủ cũng thích chọn phương án thiết kế này để có thêm một nhà vệ sinh phụ, phục vụ linh hoạt hơn nhu cầu của gia đình như khi có khách tới chơi, lúc gia đình có công chuyện,...
Một số lưu ý khi xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang
Chuẩn kích thước :
Dù xây dựng kiểu tích hợp nhưng nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang cũng phải tuân thủ các yêu cầu về kích thước để đảm bảo sự thoải mái khi sử dụng. Diện tích nhà vệ sinh tối thiểu trong nhà ở là khoảng 2,5 - 3m2. Kích thước nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang cần đạt được số đo tối thiểu này để gia chủ có thể đặt các thiết bị cơ bản như lavabo, vòi tắm, bồn cầu.
Chỉ nên bố trí một chức năng duy nhất trong nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang nếu diện tích quá nhỏ
Song cũng cần tính tới yếu tố thực tế như đối với các căn nhà ống nhỏ hẹp, diện tích dưới gầm cầu thang không đạt tới 2,5 - 3m2, phương án lúc này là tối giản thiết bị và giảm bớt chức năng cho khu vực này, ví dụ như chỉ đặt bồn cầu hoặc chỉ đặt bồn rửa tay.
Ngoài ra, các gia chủ có thể tham khảo gợi ý về thông số liên quan đến kích thước nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang thông qua bảng sau:
Hạng mục | Kích thước tiêu chuẩn |
Diện tích nhà vệ sinh | 1.9mx0.68m, 2.1mx0.82m, 2.3mx1.02m |
Chiều cao tối thiểu trần nhà vệ sinh | 2.2m |
Chiều cao tối thiểu từ sàn tới bồn rửa | 82cm - 85cm |
Chiều cao của vòi sen | 170cm - 180cm |
Chiều cao của mắc áo | 165cm - 170cm |
Hài hòa về phong thủy :
Nhiều ý kiến cho rằng không nên xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang bởi như vậy sẽ phạm phong thủy. Nhà vệ sinh là nơi phát ra âm khí, trái ngược với cầu thang là nơi thu nhận dòng khí tốt. Tuy nhiên điều này không phải không có cách hóa giải. Nhiều chuyên gia đã gợi ý cho chủ nhà một số cách điều chỉnh như sau:
- Chỉ nên thiết kế nhà vệ sinh làm nơi rửa tay hoặc nơi đi vệ sinh, không nên làm nơi tắm rửa. Như vậy không gian tại đó sẽ được khô ráo hơn, tránh ẩm mốc và hạn chế mùi.
- Luôn luôn phải giữ nhà vệ sinh thật sạch sẽ, cọ rửa bồn cầu thường xuyên để khử khuẩn, đồng thời nên tạo hương thơm tự nhiên cho nhà vệ sinh bằng cách treo sau cánh cửa các loại hoa cỏ, thảo mộc.
- Có thể sử dụng quạt hút thông gió, hoặc thiết kế thêm cửa sổ nhỏ để tránh bí bách.
- Để che bớt sự nổi bật của khu vực nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang nếu ở gần phòng khách, chủ nhà có thể trang trí đơn giản ở bên ngoài.
- Đặt cây xanh, nhất là cây có tác dụng hút khí xấu, tỏa khí tốt trước nhà vệ sinh như trầu bà. kim tiền,...
Một mẫu nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang có cây xanh để điều hòa không khí
Bên cạnh yếu tố kích thước và phong thủy, dưới đây là kinh nghiệm thực tế khi xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang của các chủ nhà mà Kiến Trúc & Nội Thất Smallhome đã tổng hợp được:
- Đồ nội thất trong nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang nên là mẫu tối giản. Không nên đặt bồn rửa tay có chân đế hay làm hộc đựng đồ bên dưới, thay vào đó là chọn bồn rửa tay gắn tường, kích thước nhỏ gọn.
- Ánh sáng trong nhà vệ sinh cần cân đối với bên ngoài. Không nên sử dụng đèn nhiều màu, tốt nhất là đèn ánh sáng trắng hoặc vàng để tạo sự dễ chịu khi sử dụng.
- Cần chú ý đến chiều cao, độ cao của các thiết bị vệ sinh. Kích thước của chúng phải tỷ lệ thuận với diện tích căn phòng.
Như vậy, tùy vào diện tích của ngôi nhà và nhu cầu sử dụng của gia đình, gia chủ cần cân nhắc có nên bố trí nhà vệ sinh dưới cầu thang hay không. Nhưng một khi đã xây theo cách này, gia chủ cần nắm rõ những lưu ý trên để có thể thiết kế một khu vực vệ sinh không chỉ tiện lợi mà còn đảm bảo về chất lượng, thẩm mỹ và phong thủy.
Để được tư vấn thiết kế các bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline : 0962.685.939 , cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, với những tổng hợp các thông tin hữu ích về những lưu ý khi thiết kế cầu thang dưới nhà vệ sinh, sẽ phần nào giúp các bạn có thêm kinh nghiệm trong quá trình thi công.