Lo lắng khi hàng xóm đào móng xây nhà và giải pháp để không mất tình cảm hàng xóm

Đăng bởi Kiến Trúc & Nội Thất Smallhome
06/09/ 2021
389 lượt xem

Nhà có nguy cơ bị nghiêng, nứt, sụt, lún do hàng xóm đào móng xây nhà sát vách là nỗi lo lắng của nhiều gia chủ . Tình trạng này không chỉ làm nảy sinh mâu thuẫn giữa hai bên mà còn gây ảnh hưởng đến tình làng nghĩa xóm? Vậy để hạn chế xích mích trong trường hợp này, gia chủ và hàng xóm nên làm gì?

Lo sợ rạn nứt tình làng nghĩa xóm vì hàng xóm đào móng xây nhà

Anh Trường chia sẻ với Kiến Trúc & Nội Thất Smallhome nhờ KTS giải đáp băn khoăn: "Nhà hàng xóm đổ móng sát nhà thì sau này ảnh hưởng gì không? Sau này móng nhà họ lún xuống có kéo cả móng nhà mình xuống luôn không?".

Chung băn khoăn với anh Trường, chị Thùy Linh chụp ảnh và đăng lên Group NHÀ ĐẸP 24H ( Nhóm này do SMALL HOME quản lý ) kèm câu hỏi: "Hàng xóm sắp xây nhà 5 tầng, ép cột bê tông. Nhà em bên cạnh làm hai năm trước ép cọc tre và đổ móng bè". Chị băn khoăn bây giờ nên làm việc với hàng xóm bằng hình thức nào? Có phương án phòng tốt nhất cho nhà mình mà không làm ảnh hưởng đến tình làng nghĩa xóm không?"

Rất nhiều bình luận đã được những người có kinh nghiệm chia sẻ lên group. Đa phần khuyên các gia chủ bình tĩnh xem xét loại móng nhà của mình và móng nhà của hàng xóm để dự phòng vấn đề phát sinh. Đồng thời đưa ra phương án như thẳng thắn trao đổi trực tiếp với hàng xóm, nhờ phường lập biên bản xác nhận hiện trạng trước khi xây để tránh tranh chấp.

Phân loại các móng nhà mà gia chủ nên biết

Phân biệt các loại móng nhà và biết được móng nhà của mình được xây như thế nào, thuộc loại nào là cách giúp gia chủ dự đoán được những vấn đề có thể phát sinh trong trường hợp nhà hàng xóm tiến hành xây nhà. Tùy thuộc vào thiết kế kiến trúc khác nhau mà móng nhà sẽ được chia làm các loại khác nhau. Hiện có bốn dạng móng phổ biến là móng đơn, móng băng, móng bè và móng cọc.

Móng đơn

Bao gồm một cột hoặc một cụm nhiều cột sát nhau có thể chịu lực ở giới hạn trung bình. Móng đơn có chi phí thi công thấp và thời gian thi công ngắn. Loại móng nhà này thường được sử dụng làm bề đỡ ở chân cầu, cột điện và nhà 1 tầng, 2 tầng.

móng đơn

Móng đơn

Móng băng

Móng băng là hình thức thi công móng thường có dạng một dải băng dài, có thể độc lập (băng một phương) hoặc giao nhau theo hình chữ thập (băng hai phương) được dùng để đỡ toàn bộ kết cấu của tòa nhà. Đây là loại móng nông, các lớp đất phía trên móng có sức chịu tải không lớn. Vì thế chỉ nên dùng cho các công trình nhỏ, có quy mô từ 1 trệt 1 lầu sân thượng trở xuống.

móng băng

Móng băng

Móng bè

Móng bè thích hợp với những nơi có nền đất yếu như đất cát, ao hồ,... hoặc những công trình có tầng hầm. Với chức năng chính là giảm áp lực của công trình trên nền đất, móng bè có kết cấu trải rộng, độ dày tùy thuộc loại công trình và được cố định bởi các giá đỡ.

móng bè

Móng bè

Móng cọc

Móng cọc là hình thức thi công móng dựa trên cọc vuông bê tông cốt thép, sử dụng máy chuyên dụng để ép cọc sâu vào lòng đất. Đảm bảo sự chắc chắn cho công trình. 3 hình thức ép cọc là: Cọc ép tải, cọc ép neo, cọc khoan nhồi. Cọc ép tải sử dụng phổ biến cho nhà phố, cọc ép neo khi hẻm nhỏ từ 2m đến 4m, cọc khoan nhồi chỉ sử dụng cho nhà cao tầng hoặc nền đất quá yếu.

móng cọc

Hàng xóm đào móng, gia chủ nên làm gì để không mất tình cảm?

Trao đổi trực tiếp, thẳng thắn

Để tránh tình trạng mọi việc đã rồi, tốt nhất ngay khi thấy nhà hàng xóm chuẩn bị có kế hoạch tiến hành đào móng xây nhà, gia chủ nên ra quận hoặc phường yêu cầu phòng bộ phận phụ trách quản lý xây dựng của phường lập biên bản để ghi nhận hiện trạng nhà mình và các nhà xung quanh.

Trước buổi kí biên bản, gia chủ nên hẹn đại diện các nhà xung quanh và gia đình nhà đang xây. Cuộc gặp này cần tiến hành trực tiếp và trao đổi thẳng thắn. Nên trình bày rõ về hiện trạng móng nhà của mình trước đây được làm có chắc chắn không, kỹ thuật ra sao, có thể bị ảnh hưởng như thế nào nếu bị tác động. Đồng thời nói chuyện với nhà thầu hoặc kiến trúc sư có hiểu biết để chọn ra phương pháp thi công phù hợp, giảm khả năng bị nứt tường, nghiêng nhà.

Bên cạnh đó, hai gia đình cũng nên chụp lại phần tường giáp ranh để minh chứng nhà ở trạng thái ổn định, không bị nứt nẻ. Nếu trong hoặc sau quá trình xây dựng, công trình bị ảnh hưởng thì bên có trách nhiệm cần có phương án khắc phục kịp thời theo biên bản đã ký.

gia chủ nên trao đổi trực tiếp thẳng thắn khi hàng xóm làm móng bên cạnh nhà mình

Ngoài những yếu tố trên, hai bên cũng cần bàn đến những vấn đề có thể phát sinh. Điển hình như khi nhà xây lên cao có thể khiến vữa hoặc gạch đá rơi sang làm bẩn, làm vỡ ngói nhà bên cạnh. Nên có những giải pháp như che bạt, nhắc nhở đội thợ xây dựng và chú ý đến giờ giấc thi công, tránh để tiếng ồn làm ảnh hưởng đến nhịp sinh hoạt của các gia đình sống kế bên.

Nhờ đến sự can thiệp của pháp luật

Nhiều người thắc mắc hàng xóm xây nhà làm nứt tường, nghiêng nhà, không thể thỏa thuận ổn thỏa thì có thể kiện hay không? Câu trả lời là có. Cụ thể, nếu quá trình xây nhà, đào móng làm ảnh hưởng đến nhà bên cạnh, gây tình trạng nghiêng, sụt, lún. Bên thi công và gia chủ cần dừng lại, khắc phục hậu quả và có trách nhiệm bồi thường theo thỏa thuận của hai bên.

Trong trường hợp hai bên đã ngồi lại thỏa thuận nhưng không có kết quả, bên bị hại hoàn toàn có thể đâm đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân. Yêu cầu phía Tòa án giải quyết đúng theo quy định của Pháp luật.

Hàng xóm xây nhà làm nứt tường, nghiêng nhà có thể kiện không?

Trước hết, nếu hàng xóm xây nhà, trong quá trình đào móng làm ảnh hưởng đến nhà mình. Xảy ra tình trạng nghiêng, sụt, lún. Bên thi công và gia chủ phải dừng lại, khắc phục hậu quả và có trách nhiệm bồi thường theo thỏa thuận của 2 bên.

Trong trường hợp 2 bên thỏa thuận nhưng không có kết quả, bên bị hại hoàn toàn có thể đâm đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân. Yêu cầu phía Tòa án giải quyết đúng theo quy định của Pháp luật.

Kết quả có thể đúng với mong muốn của một trong hai bên. Nhưng thử hỏi, về sau – ngay cả khi công trình đã được xây dựng hoàn thiện, bên bị hại được bồi thường thỏa đáng – thì tình làng nghĩa xóm có còn…?

Đào móng là khâu quan trọng, đặt viên gạch đầu tiên cho quá trình xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, trong khu vực liền kề, đào móng làm nghiêng hoặc sập nhà bên cạnh lại vẫn xảy ra ở nhiều nơi.

Việc sửa lại nhà do bị nghiêng, nứt gãy bằng từ 10 – 30 % chi phí tháo dỡ và xây nhà mới. Hậu quả để lại không chỉ thiệt hại về tài chính mà quan trọng hơn cả tình làng nghĩa xóm. Chính vì vậy, bên gia chủ và nhà thầu thi công cần có những tính toán kỹ lưỡng khi quyết định đào móng xây nhà.

Trên đây là chia sẻ đến các bạn về hướng giải quyết để tránh mất tình làng nghĩa xóm khi hàng xóm làm móng nhà và phân loại các loại móng, chúc các bạn có hướng giải quyết tốt đẹp nhất

Để lại nhận xét của bạn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN THIẾT KẾ

Yêu cầu tư vấn của Bạn sẽ được gửi tới Kiến Trúc Sư SmallHome sẽ trả lời sớm nhất có thể thông qua Email, điện thoại.

Gợi ý viết yêu cầu: Địa chỉ khu đất, diện tích đất, mặt tiền, chiều dài. Loại hình bạn lựa chọn (biệt thự, nhà phố …) Bạn định xây mấy tầng. Mỗi tầng bạn yêu cầu các phòng nào, không gian nào. Số tiền dự kiến ...