Lỗi Cần Tránh Khi Lắp Đặt Hệ Thống Thoát Nước Khi Xây Nhà.

Đăng bởi Kiến Trúc & Nội Thất Smallhome
26/03/ 2022
685 lượt xem

9 lỗi cần tránh khi lắp đặt hệ thống thoát nước khi xây nhà.

Việc thiết kế, thi công hệ thống cấp thoát nước cho nhà ở hộ gia đình hay bất cứ công trình xây dựng nào đều phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định. Như vậy mới đảm bảo được độ bền và tính thẩm mỹ của công trình. Dưới đây là những lỗi thường gặp trong hệ thống thoát nước, nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Mời các bạn cùng tham khảo để tránh gặp phải.

Lỗi cần tránh khi lắp đặt hế thống thoát nước

1. Độ dốc của đường ống không đúng

Độ dốc lý tưởng của đường ống nước là 2%. Ví dụ đường ống có chiều dài là 300mm, thì độ dốc tốt nhất là 6,5mm. Độ dốc này cho phép nước thải chảy chậm đủ để mang theo chất rắn và cũng đủ nhanh để vét sạch thành ống. Ống quá dốc > 4% cũng dễ bị tắc ống, vì chất lỏng di chuyển quá nhanh sẽ để lại chất rắn ở lại phía sau. Trong một vài trường hợp, độ dốc của ống ngang có thể nhỏ hơn 1,5mm.

độ dốc đường ống không đúng

Hình ảnh : Độ dốc của đường ống không đúng

2. Bẫy nước không được thông khí :

Bẫy nước và thông khí là những khái niệm dễ bị hiểu sai nhất của hệ thống nước .Chức năng chính của chúng là duy trì ngăn cách vệ sinh giữa không gian sinh hoạt và hệ thống nước thải . Nếu không có bẫy nước ngăn cách thiết bị , các khí độc , hôi thối sẽ lọt vào trong nhà . Nếu thông khí không đúng cách , nước trong các bẫy sẽ bị hút hết , để lại bẫy nước bị khô và vô dụng .

Bẫy nước không được thông khí

Hình ảnh : Bẫy nước không được thông khí

3. Thông khí phẳng ( nằm ngang) :

Tất cả các cách thông khí cho bẫy được chia làm 2 loại : ướt và khô . Thông khí ướt là sử dụng ống thoát quá khổ mà cũng làm ống thông khí. Thông khí khô là dùng các ống riêng chỉ có 1 chức năng là cung cấp khí cho hệ thống . Cả 2 loại đều bị mất tác dụng khi bị lấp kín , nhưng thông khí ướt được giữ thông thoáng bằng sự rửa trôi của dòng nước thải chảy xuống . Tuy nhiên ,nước mà dùng để rửa trôi trong hệ thống thông khí khô lắp đặt không đúng cách , có thể bị tắc cùng với các chất thải mà nó mang theo cùng .

Thông khí phẳng ( nằm ngang)

Hình ảnh : Thông khí phẳng ( nằm ngang)

4. Ống thông khí nằm ngang bên dưới lỗ xả tràn :

Bất cứ phần nào của ống thông khí nằm dưới mực xả tràn đều phải có khả năng thoát nước sau khi thiết bị bị tràn do ống thoát bị tắc .

Ống thông khí nằm ngang bên dưới lỗ xả tràn

Hình ảnh : Ống thông khí nằm ngang bên dưới lỗ xả tràn

5. Không làm đủ cửa thăm đường nước :

Cho dù hệ thống thoát nước được thiết kế tốt và làm rất cẩn thận thì vẫn có thể bị tắc nghẽn. Cửa thăm để thông tắc và làm sạch ống phải được bố trí ở nhũng nơi có nhiều nguy cơ và phải thuận tiện cho thao tác.

  • Bố trí cửa thăm nơi đường ống chính toà nhà thoát ra ngoài.
  • Bố trí cửa thăm nơi đường ống đứng gặp đường ống ngang.
  • Bố trí cửa thăm nơi mà đường ống chuyển hướng.
  • Bố trí ít nhất 1 cửa thăm trên mỗi đoạn ống dài £ 30 m .

Không làm đủ cửa thăm đường nước

Hình ảnh : Không làm đủ cửa thăm đường nước

6. Cửa thăm đường nước không tiếp cận được :

Điều này thường xuyên sảy ra . Cửa thăm được lắp đặt đúng cách phải cho phép người thợ tiếp cận được và phải có đủ không gian để làm việc . Khoảng trống ít nhất từ 30 đến 45 cm .

cửa thăm không tiếp cận được

Hình ảnh : Cửa thăm đường nước không tiếp cận được

7.Không đủ khoảng trống không khí :

Để đảm bảo nước thải không bị hút ngược trở lại đường cấp nước , khoảng trống nhỏ nhất cần phải được duy trì giữa vòi nước và lỗ xả tràn của thiết bị ( bồn rửa ). Hay xảy ra với vòi xịt ( sen ) không có van chặn 1 chiều .

Không đủ khoảng trống không khí

Hình ảnh : Không đủ khoảng trống không khí

8. Không đủ không gian xung quanh xí bệt và chậu rửa :

Phải bố trí đủ không gian, để những người cao lớn có thể sử dụng một cách thoải mái. Khoảng cách tối thiểu được chỉ ra ở hình dưới. (đơn vị mét ).

Không đủ không gian xung quanh bệt xí và chậu rửa

Hình ảnh : Không đủ không gian xung quanh xí bệt và chậu rửa

9. Áp lực và nhiệt độ van xả của bình nước nóng không được điều chỉnh đúng :

Nếu không có thiết bị bảo vệ , nhiệt độ và áp lực của nước nóng sẽ tiếp tục tăng cho đến khi làm nổ bình nước nóng . Để bảo vệ bình và tránh khỏi những nguy hiểm này , cần phải lắp đặt van xả an toàn cho bình nước nóng ( nếu bình không được trang bị ). Van này sẽ tự động xả nước nóng ra ngoài khi mà nước trong bình vượt quá nhiệt độ và áp suất cài đặt. Đường ống thoát của van xả phải lắp đúng cỡ , đúng độ dốc , không được có van để đảm bảo thoát nước của van khi xả ra.

Áp lực và nhiệt độ van xả của bình nước nóng không được điều chỉnh đúng

Hình ảnh : Áp lực và nhiệt độ van xả của bình nước nóng không được điều chỉnh đúng

Cách lắp đặt ống thoát nước trong nhà đơn giản, hiệu quả

Ống thoát nước giữ vai trò vô cùng quan trọng, giúp nguồn nước được lưu thông dễ dàng trong đời sống sinh hoạt gia đình. Hãy cùng Kiến Trúc & Nội Thất Smallhome tìm hiểu ngay cách lắp đặt ống thoát nước trong nhà đơn giản, hiệu quả qua bài viết sau

1. Các hệ thống nước sinh hoạt trong gia đình

Hệ thống cung cấp và phân phối nước sinh hoạt: Đây là hệ thống đường ống chịu trách nhiệm cung cấp nước cho các thiết bị sử dụng nước hằng ngày. Nguồn cấp nước có thể là nước máy, nước trong ao, hồ hoặc giếng khoan,…

Hệ thống thoát nước thải: Là hệ thống bao gồm đường dẫn nước thải sinh hoạt, hệ thống thoát nước đô thị, bể chứa, ống cống,...

Không làm đủ cửa thăm đường nước

Hình ảnh : Các hệ thống nước sinh hoạt trong gia đình

Hệ thống không khí: Là những ống trên không có nhiệm vụ thoát khí thải. Đồng thời, chúng được nối trực tiếp với hệ thống thoát nước, giúp dòng chảy hoạt động được tốt hơn.

Thiết bị, máy móc sử dụng nước: Là những thiết bị có sử dụng nước như: Máy giặt, máy rửa bát,... và được nối liền với hệ thống không khí, đường ống thải nhằm ngăn mùi hôi, khí độc hại từ các chất thải.

2. Các phần của hệ thống nước sinh hoạt

Dưới đây là các phần của hệ thống nước sinh hoạt bao gồm:

  • Đường cống chính của nhà hoặc tòa nhà: Là đường ống nằm ở vị trí thấp nhất, thông thường sẽ được nằm dưới nền của tầng trệt.
  • Ống thoát nước: Gồm tất cả các ống nước vệ sinh, nước thải của nhà.
  • Ống ngang: Được đặt nằm ngang và không nghiêng quá 45 độ.
  • Trang thiết bị vệ sinh: Là các thiết bị sử dụng nước.
  • Bẫy nước ngăn mùi: Dùng để ngăn mùi thoát từ hệ thống thải mà vẫn đảm bảo dòng nước chảy tốt.
  • Thông khí: Là ống được nối với hệ thống thoát nước, đảm bảo không khí ra vào của toàn hệ thống nước.

Các phần của hệ thống nước sinh hoạt

Hình ảnh : Các phần của hệ thống nước sinh hoạt

3. Các giai đoạn thiết kế hệ thống cấp thoát nước

Giai đoạn 1: Sơ đồ nguyên lý thiết kế cấp thoát nước

Trước khi lắp đặt hệ thống thoát nước thì chúng ta bắt buộc phải có sơ đồ nguyên lý thiết kế cấp thoát nước. Khi nắm rõ và hiểu được sơ đồ thì việc lắp đặt rất dễ dàng.

Giai đoạn 2: Triển khai mặt bằng thiết kế cấp thoát nước

Sau khi có sơ đồ nguyên lý thiết kế cấp thoát nước, bạn sẽ triển khai những công việc sau:

  • Bố trí lắp đặt các hộp gen chứa, các đường ống cấp nước hoặc thoát nước sao cho tối ưu không gian nhất.
  • Các đường ống nóng hoặc lạnh cần được bố trí trên mặt bằng an toàn và tiết kiệm.

Các giai đoạn thiết kế hệ thống cấp thoát nước

Hình ảnh : Các giai đoạn thiết kế hệ thống cấp thoát nước

Giai đoạn 3: Chi tiết lắp đặt hệ thống thiết kế cấp thoát nước:

Ở giai đoạn này, bạn cần chuẩn bị một bản vẽ chi tiết lắp đặt: Cần phải làm rõ vị trí của từng bộ, cũng như chi tiết lắp đặt hệ thống thoát nước trong nhà hoặc nước thải trong sinh hoạt.

Giai đoạn 4: Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước nhà ở theo quy trình

Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước ở thời điểm sau khi thi công xong phần thô của ngôi nhà. Lúc này, việc thực hiện sẽ dễ dàng mà không cần phải đục phá.

4. Cách lắp đặt ống thoát nước trong nhà

Định vị lấy dấu : Trước khi tiến hành thi công, bạn cần thực hiện lấy dấu và xác định vị trí lắp đặt thiết bị cùng với đường ống. Các đường ống nối ngầm sẽ được đánh dấu theo vị trí tính từ mặt sàn. Chẳng hạn việc lắp đặt đường ống cho bình nóng lạnh sẽ tính như sau:

  • Vị trí đầu bình nước nóng: +1,75m
  • Các đường ống: +1,0m
  • Đường ống nước lạnh: +0,52m
  • Đầu chờ nước nóng: +1,8m

Lắp đặt đường ống cấp nước : Khi bắt đầu thi công, những yếu tố như nguyên liệu, mối nối, các loại ống dẫn, các vị trí khoan đục tường đều phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. Đồng thời, sử dụng các loại máy như máy hàn, máy cắt cần hết lưu ý để không gây nguy hiểm cho bản thân.

Sau khi lắp đặt xong, bạn cần tiến hành thử áp lực nước đường ống để thử nghiệm. Bạn đặt áp suất của nước cao nhất lên đường ống khoảng 15 phút. Sau đó, tiến hành theo dõi vận hành để tìm những vị trí rò rỉ (nếu có). Sau khi hoàn thành xong, bạn trét lại xi măng để cố định.

Cách lắp đặt ống thoát nước trong nhà

Hình ảnh : Cách lắp đặt ống thoát nước trong nhà

Lắp đặt trụ đứng cấp nước và hệ thống máy bơm : Tùy kích thước của loại trụ đứng mà bạn lựa chọn phương pháp nối sao cho phù hợp. Với các ống trụ khoảng D50 trở xuống, bạn nên áp dụng phương pháp ren. Những loại ống D50 trở lên thì nên dùng phương pháp hàn.

Phải đảm bảo các ren nối trên cầu ống đã được bịt kín, sơn chống rỉ để tăng độ bền. Cần cố định các đường ống đứng bằng giá treo và khoảng cách từ tường với giá treo là 1,6m. Cuối cùng, tiến hành bơm nước với áp suất lớn để thử áp lực của đường ống.

Lắp đặt đường ống thoát nước : Phương pháp lắp từ dưới lên là phương pháp lắp đặt đường ống thoát nước phổ biến nhất. Thường sử dụng các đường ống có đường kính từ 100 - 350 tùy theo địa hình, cũng như là nhu cầu sử dụng. Sau đó, tiến hành ghép nối, dùng keo chuyên dụng thoa lên bề mặt đường ống và giữ từ 3 - 5 giây.

Cuối cùng, bạn tiến hành bước chống thấm để bảo vệ độ bền cho công trình. Dùng xi măng cùng với các loại chống thấm bôi trực tiếp lên các lỗi xuyên sàn cần chống thấm. Để trong 24 giờ, nếu nước ngấm vào hệ thống mà không có dấu hiệu gì là bạn đã hoàn thành xong.

Lắp đặt đường ống thoát nước

Hình ảnh : Lắp đặt đường ống thoát nước

Lắp đặt thiết bị vệ sinh : Hiện nay, các thiết bị lắp đặt vệ sinh thường được làm bằng gốm sứ, do vậy dễ hư hỏng nếu va chạm mạnh. Để đảm bảo an toàn và độ bền của thiết bị, bạn nên thực hiện lắp đặt khi các khâu lát, ốp của nhà đã được hoàn thiện xong.

Từ những ống đã được lắp đặt trước đó, bạn nối trực tiếp thiết bị và đường ống bằng gioăng. Cùng lúc đó, bạn tiến hành cố định chắc chắn các thiết bị vệ sinh (có thể dùng inox hoặc các nở thép mạ kẽm). Sau khi hoàn thành xong, bạn mở nước và khảo sát khả năng thoát nước và áp suất nước của thiết bị.

Hoàn thành lắp đặt : Sau khi hoàn thành tất cả các khâu lắp đặt cũng như kiểm tra, bạn tiến hành dọn dẹp và vệ sinh, phải đảm bảo công trình đã được sạch đẹp và tinh tươm.

5. Các quy định và lưu ý khi lắp đặt ống thoát nước

Quy định về kích thước đường ống :

  • Ống cấp nước: Đường khí của ống cấp nước chính tối thiểu là 20 mm. Các ống nước nhánh tối thiểu là 13 mm.
  • Ống thoát nước: Ống thoát nước chính phải lớn hơn 102 mm. Thoát ngang của sàn, bồn vệ sinh lớn hơn 78 mm. Bồn nước, bồn tắm, bồn vệ sinh lớn hơn 38 mm.
  • Ống thông khí: Ống chính (thẳng lên trời) lớn hơn 78 mm, các ống thông khí khác lớn hơn 38 mm.

Quy định về vật liệu và thiết bị ống :

  • Ống nước thải bạn nên dùng ống nhựa PVC hoặc ống ngang.
  • Ống nước dùng để sinh hoạt nên dùng ống nhựa PPR, ống đồng,...

Các quy định và lưu ý khi lắp đặt ống thoát nước

Hình ảnh : Các quy định và lưu ý khi lắp đặt ống thoát nước

Cảm ơn mọi người đã quan tâm theo dõi bài viết. Kiến Trúc & Nội Thất Smallhome là một đơn vị thiết kế thi công nhà hàng đầu tại Nam Định, Hà Nội, Quảng Ninh với nhiều công trình đẹp theo phong cách hiện đại. Các bạn đang có nhu cầu tư vấn thiết kế nhà có thể liên hệ qua Hotline / Zalo : 0962.685.939

Để lại nhận xét của bạn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN THIẾT KẾ

Yêu cầu tư vấn của Bạn sẽ được gửi tới Kiến Trúc Sư SmallHome sẽ trả lời sớm nhất có thể thông qua Email, điện thoại.

Gợi ý viết yêu cầu: Địa chỉ khu đất, diện tích đất, mặt tiền, chiều dài. Loại hình bạn lựa chọn (biệt thự, nhà phố …) Bạn định xây mấy tầng. Mỗi tầng bạn yêu cầu các phòng nào, không gian nào. Số tiền dự kiến ...