Những lưu ý khi thiết kế giếng trời và tổng hợp các mẫu giếng trời đẹp nhất hiện nay

Đăng bởi Kiến Trúc & Nội Thất Smallhome
01/09/ 2021
1084 lượt xem

GIẾNG TRỜI là gì?

Giếng trời được hiểu chính là khoảng trống thông từ mái xuống nền đất của ngôi nhà. Như đã nói ở trên, ngoài việc làm tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, giếng trời còn có chức năng khác như làm tăng phong thủy, tăng ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà, điều hòa không khí giúp ngôi nhà của bạn trở lên trong lành.

Tuy nhiên, để có được một thiết kế hợp lý vừa đảm bảo tính hiệu quả trong công năng sử dụng. Vừa có được giá trị thẩm mỹ và hạn chế các vấn đề phát sinh thì không phải gia chủ nào cũng nắm rõ được.

Giếng trời trên hồ nước

Tại sao phải thiết kế GIẾNG TRỜI?

” Tại sao phải thiết kế giếng trời? ” – Đây là câu hỏi mà rất nhiều chủ đầu tư đã đưa ra. Vậy thiết kế giếng trời trong nhà có thật sự cần thiết?

Những ngôi nhà ống, nhà phố rất cần thiết xây dựng giếng trời trong nhà cấp 4 có giếng trời. Đối với những ngôi nhà ống ngắn thì chỉ nên dùng một giếng trời để thoát khí nóng trong nhà.

Còn nếu nhà ống dài thì phải dùng hai giếng trời, một ở khoảng giữa và một ở cuối nhà. Khi đó lối thông gió theo đường parabol. Một giếng đảm nhiệm vai trò đưa gió ra. Và một giếng đón gió vào theo nguyên tắc cân bằng áp suất tự nhiên trong không khí.

Tại sao phải thiết kế giếng trời

Giếng trời nên đặt ở đâu trong nhà?

Vậy giếng trời nên đặt ở đâu trong nhà? Tùy vào từng kiểu thiết kế hay sở thích, nhu cầu của gia chủ mà giếng trời có thể được đặt ở nhiều vị trí khác nhau trong nhà. Ví dụ như trung tâm nhà, cạnh cầu thang, phòng bếp, phòng ăn hoặc đặt sau nhà.

Tuy nhiên vị trí đặt giếng trời phổ biến nhất thường là gần cầu thang. Bởi cầu thang được đặt ngay giữa nhà, liền kề với không gian bếp.

Vì thế việc thiết kế giếng trời ở vị trí trung tâm sẽ bổ sung đều ánh sáng cho toàn bộ ngôi nhà. Vị trí cầu thang khi có giếng trời cũng trở lên thông thoáng, tươi sáng hơn.

giếng trời nên đặt ở đâu trong nhà

Nhà cấp 4 có giếng trời đẹp

Bạn cũng hoàn toàn có thể đặt giếng trời ở sau nhà. Nó sẽ không ảnh hưởng gì đến tính thẩm mỹ của toàn bộ ngôi nhà. Nó cũng không ảnh hưởng xấu đến phong thủy. Ngược lại nó còn mang ý nghĩa phong thủy to lớn.

Tuy nhiên dù cho giếng trời được đặt ở đâu đi chăng nữa nó vẫn phải đảm bảo được quá trình lưu thông khí thuận tiện và không bị cản trở. Tùy theo kích thước của ngôi nhà mà gia chủ sẽ chọn một vị trí thích hợp nhất cho nhà của mình.

Tuy nhiên, khi thiết kế giếng trời, không nên đặt giếng trời ở vị trí phía trước nhà bởi vốn dĩ phía trước nhà đã thông thoáng, một giếng trời sẽ trở nên thừa còn phần phía sau thì quá tối.

Thiết kế giếng trời sao cho đẹp?

Thiết kế giếng trời cho nhà ở, nhà phố, biệt thự không quá khó. Tuy nhiên phải thiết kế như thế nào để vừa giúp ngôi nhà được thông thoáng, đón được ánh sáng, gió tự nhiên thì không phải là điều đơn giản.

Vì vậy KTS phải nghiên cứu tìm hiểu để có thể tận dụng được hết ưu điểm mà giếng trời mang lại. Tuy nhiên khi thiết kế giếng trời cần chú ý 3 điểm:

- Đỉnh giếng – nơi có mái kính và hệ khung mái (kết hợp hoa sắt bảo vệ).

- Diện tường – Những diện tường xuyên tầng của giếng trời.

- Đáy giếng.

Thiết kế đỉnh giếng

Trên phía đỉnh giếng trời bạn có thể trang trí bằng hệ khung mái, hoa sắt. Khi ánh nắng mặt trời chiếu vào, những kết cấu thép này đổ bóng lên tường rất đẹp. Hoặc ở vị trí này bạn cũng có thể treo thêm đèn hoặc các vật trang trí.

Nếu độ sáng quá lớn, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt trong nhà, bạn cũng có thể giảm cường độ sáng của giếng trời. Bằng cách dùng các vật liệu màu cho mái vừa tạo đủ độ sáng vừa làm dịu mát không gian trong nhà.

Mẫu nhà cấp 4 5×20 có giếng trời không mái

Nhà cấp 4 có giếng trời đẹp

Diện tường

Ở vị trí những diện tường xuyên tầng của giếng trời có thể xây, ốp trang trí, treo cây xanh,… Kết hợp chiếu sáng theo nhu cầu và sở thích của từng gia chủ.

Trên những mảng tường đó bạn có thể ốp đá làm điểm nhấn, những hình vẽ hoa văn trang trí sống động cho bức vách. Hay bạn có thể thêm vài chậu cây cảnh, vật dụng trang trí trên bãi sỏi cũng tạo nên một không gian sống động hơn cho ngôi nhà của mình.

nhà cấp 4 có giếng trời đẹp

Đáy giếng

Ở khu vực đáy giếng, bạn có thể dễ dàng trang trí cho nó để tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Đó có thể là hòn non bộ, bể cá, tiểu cảnh, vườn cây. Đảm bảo rằng chỉ với một ít cây leo, hoặc một bể cá nhỏ cũng có thể tạo nên khung cảnh thiên nhiên hữu tình đầy ấn tượng.

mâu giếng trời đẹp

Nếu như giếng trời không được thiết kế mái che thì khu vực đáy giếng phải được tổ chức thoát nước thật tốt. Xung quanh khu vực đáy giếng cũng phải có hệ thống che chắn hợp lý để nước mưa rớt xuống sàn. Nước bắn vào đáy giếng trời không bắn vào những không gian sinh hoạt sạch sẽ.

Xử lý giếng trời bị hắt mưa như thế nào?

Nếu giếng trời không có mái che thì phải có biện pháp xử lý giếng trời bị hắt mưa. Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa. Khi thiết kế giếng trời phải tính toán sao cho lượng nhiệt và gió ra vào phải được cân bằng.

Điều này không chỉ giúp làm giảm lượng mưa bị hắt vào nhà. Nó còn cân bằng được lượng nhiệt và gió, tránh nóng quá vào mùa hè và lạnh thêm vào mùa đông.

Tuy nhiên để dự phòng và khắc phục trước trường hợp giếng trời bị hắt mưa này, chúng ta nên xây giếng trời theo bố cục khoa học như sau:

– Đầu tiên khi thi công giếng trời phải gia cố thêm sắt phần biên đỉnh giếng và chừa sắt ở phía góc.

– Tiếp theo xây tường bao quanh đỉnh giếng cao từ 15cm đến 1m6 tùy ý của từng gia chủ. Rồi sau đó đổ bê tông các trụ góc giếng kích thước 15cm x 15cm.

– Ngoài ra khi sử dụng lớp vật liệu chiếu sáng ở phía trên cùng như mica, kính cường lực,… bạn nên dán thêm 1 hoặc 2 lớp phin lọc tia UV hay các tia xấu có hại cho sức khỏe.

xử lý giếng trời bị hắt mưa

Hệ thống thoát nước sàn hợp lý

Khi muốn sử dụng giếng trời không có mái che để làm vườn cảnh trong nhà. Bạn nên có hệ thống thoát nước sàn hợp lý. Bởi vì vào mùa mưa, lượng nước mưa nhiều có thể gây nên tình trạng ứ động nước khiến cho mặt sàn bị ẩm và hư hỏng, ngoài ra còn khiến cho cây xanh dễ chết hơn. Vậy nên cần có một hệ thống thoát nước hợp lý.

Cách âm cho giếng trời

Giếng trời được thiết kế là dạng ống thông giữa các tầng của nhà phố, biệt thự. Ưu điểm là tạo được sự thông thoáng, lấy sáng cho các không gian trong nhà ở. Tuy nhiên nó lại có nhược điểm đó là có thể dễ dàng gây ra tiếng động, tiếng ồn khi sinh hoạt. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi của mọi người trong nhà.

Vậy nên khi thiết kế giếng trời phải khắc phục hạn chế tiếng ồn, tạo ra độ phẳng tường của giếng trời bằng cách: Sử dụng các loại đá, các loại giấy dán tường, trang trí thêm cây xanh để hạn chế âm thanh giữa các tầng.

cách âm cho giếng trời

Các loại mái che cho giếng trời

Vào mùa hè thường nắng gắt sẽ chiếu thẳng xuống giếng trời với cường độ mạnh. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của mọi người. Còn vào những ngày mưa sẽ rất phiền toái khi nước mưa từ giếng trời ảnh hưởng đến sinh hoạt. Ngoài ra thì vấn đề an ninh cũng được đặt ra ở đây.

Chính vì thế hiện nay đa số chủ nhà đã lựa chọn mái che cho giếng trời. Hiện nay có 3 loại mái che cho giếng trời thường được sử dụng đó là: Mái che cố định, mái lợp di động và giếng trời không mái che.

mai-che-gieng-troi

Mái che cố định

Đây là loại mái che cho giếng trời phổ biến và được sử dụng nhiều nhất. Nó vừa đơn giản trong lắp đặt, lại có nhiều sự lựa chọn về giá cả. Với những loại mái che này bạn nên sử dụng những vật liệu lấy sáng và chịu nhiệt tốt. Bạn có thể chọn tấm poly dày hay kính cường lực. Nên dán thêm những tấm phim cách nhiệt ở mặt trong mái che hoặc lắp thêm ô gió để thoát hơi nóng.

MẪU GIẾNG TRỜI ĐẸP CHO NHÀ ỐNG

Mái lợp di động

Nếu mái che cố định khiến bạn không thoải mái vì muốn tận hưởng gió hay đêm trời sao ngay tại ngôi nhà của mình. Vậy thì mái lợp di động lại có thể làm điều đó.

Với mái che di động cho giếng trời bạn hoàn toàn có thể đóng hay mở giếng trời của mình theo sở thích. Tuy nhiên giá thành của mái che di động sẽ đắt hơn mái che cố định.

cách âm cho giếng trời

Giếng trời không mái che

Nhiều gia đình kết hợp giếng trời với khoảng thông tầng, kiêm vườn trong nhà. Bởi vì hiện nay xu hướng thiết kế nhà ở với không gian xanh được nhiều chủ đầu tư yêu thích. Để mang lại sự thư giãn và thoải mái cho gia đình khi sử dụng. Nên khu vực này cần để hở giúp cho cây xanh có thể phát triển tự nhiên bằng ánh sáng mặt trời và mưa.

giếng trời không mái che

Dưới đây là mẫu giếng trời đẹp được công ty thiết kế nhà đẹp Nam Định SMALL HOME tổng hợp và giới thiệu cho bạn tham khảo.

mau-gieng-troi-cho-nha-cap-4-dep-va-thoang

Mẫu giếng trời nhà cấp 4 đẹp

Bạn từng thấy giếng trời trong nhà ống hay căn biệt thự lớn sang trọng. Bạn chưa bao giờ thấy nhà cấp 4 có giếng trời. Không nằm ngoài xu hướng sống đẹp, sống xanh các mẫu nhà cấp 4 hiện nay cũng được thiết kế thêm giếng trời rất ấn tượng.

Mẫu nhà cấp 4 có giếng trời đẹp mang đến không gian sống mới. Và đây cũng là nơi đón nắng, gió và điều hòa không khí cho toàn bộ ngôi nhà.

Giếng trời là ô cửa sổ lớn trên mái

Một phần mái nhà ở khu vực phòng khách liên thông với phòng bếp và phòng ăn được sử dụng làm giếng trời. Diện tích của giếng trời lớn và được bố trí giống như các ô cửa sổ.

Khung thép lớn có nhiệm vụ nâng đỡ chắc chắn phần mái còn lại. Đồng thời, nó còn có tác dụng tạo hiệu ứng thẩm mỹ. Chính vì vậy không gian trong nhà cấp 4 luôn sáng sủa và có chiều sâu.

Giếng trời đẹp là ô cửa sổ lớn trên mái

Giếng trời đẹp là ô cửa sổ lớn trên mái

Giếng trời đẹp là ô cửa sổ lớn trên mái-2

Giếng trời đẹp là ô cửa sổ lớn trên mái

Thiết kế giếng trời concept Châu Âu

Ngôi nhà cấp 4 của bạn có diện tích rộng và thiết kế phong cách kiến trúc Châu Âu. Vậy tại sao bạn không thiết kế giếng trời theo phong cách này?

Mẫu giếng trời đẹp dưới đây là một ví dụ điển hình. Giếng trời hình vuông lớn nằm trung tâm của ngôi nhà. Nó không chỉ đơn thuẩn là giếng trời mà còn là mảnh vườn xanh thư giãn cho cả gia đình.

Giếng trời phong cách Châu Âu

Giếng trời phong cách Châu Âu

Mẫu nhà cấp 4 có 2 giếng trời

Ngôi nhà cấp 4 có diện tích lớn hoàn toàn bố trí được 2 giếng trời hoặc nhiều hơn. Để có không gian thoáng đãng gia chủ cắt giảm diện tích của phòng khách, phòng ngủ,…

Một giếng trời nằm phía trước thông với phòng khách. Giếng trời còn lại có diện tích nhỏ hơn và nằm ở phía sau nhà thông với 2 phòng ngủ.

Mẫu nhà có 2 giếng trời

Mẫu nhà có 2 giếng trời

Nhà có giếng trời truyền thống

Trong ngôi nhà cấp 4 truyền thống mái ngói âm dương và gạch đỏ có giếng trời lớn. Thay vì trang trí tiểu cảnh khô, gia chủ bố trí một hồ nước nằm chính giữa.

Tất cả các khu vực chức năng trong nhà từ phòng khách đến phòng bếp đều hướng về phía hồ nước. Các bậc đá trên trên hồ là đường dẫn kết nối không gian.

Nhà có giếng trời truyền thống

Nhà cấp 4 đẹp truyền thống

Mẫu nhà cấp 4 có giếng trời kiểu Nhật

Mái nhà nâng cao hơn nhờ bức tường và hệ dầm tạo thành ô giếng trời giống như các ô cửa thông gió. Điểm khác biệt ở đây là ô cửa có kích thước lớn hơn.

Kính được lắp đặt vào các ô giếng trời lấy sáng tự nhiên. Hệ cửa kính thiết kế đóng mở tự động. Vì vậy, không gian trong và bên ngoài liền mạch.

Mẫu nhà cấp 4 có giếng trời kiểu Nhật

Giếng trời kiểu Nhật

Giếng trời kiểu Nhật

Mẫu nhà cấp 4 có giếng trời kiểu Nhật

Giếng trời trên hồ nước

Nhà cấp 4 được xây dựng trên hồ nước với hệ cột thép lớn và chắc chắn. Mái nhà dốc được nâng đỡ bằng trụ gỗ chữ Y.

Giếng trời được thiết kế nằm ở giữa của ngôi nhà. Đồng thời vật liệu kính dùng làm cửa trượt và bức tường bao xung quanh.

Giếng trời trên hồ nước

Giếng trời trên hồ nước

Mẫu giếng trời cho nhà ống cấp 4

Đa phần các công trình nhà ống hiện nay đều xây dựng giếng trời. Lý do là bởi diện tích nhà ống mặt phố có bề ngang hẹp, sâu và 3 mặt giáp tường nhà hàng xóm.

Nếu nhà ống không có giếng trời thì không gian bên trong thiếu ánh sáng tự nhiên và ẩm thấp vào mùa đông, nóng nực vào mùa hè. Giếng trời vừa là sân lại vừa là vườn cây xanh.

Nhà cấp 4 gác lửng có giếng trời trong phòng ngủ

Phòng ngủ không có ban công hay cửa sổ thì lấy ánh sáng tự nhiên bằng cách nào? Giải pháp duy nhất là sử dụng giếng trời.

Giếng trời trong phòng ngủ là ô cửa sổ nằm trên tầng áp mái. Phòng ngủ có giếng trời thì không gian thoáng hơn. Và bạn không phải dùng đến thiết bị đèn điện vào ban ngày.

Nhà cấp 4 gác lửng có giếng trời trong phòng ngủ

Thiết kế nhà 40m2 có giếng trời trong phòng vệ sinh

Nhà vệ sinh có giếng trời loại bỏ được khí uế. Đồng thời, nhà vệ sinh cũng luôn khô ráo và sạch sẽ. Thiết kế giếng trời trong nhà vệ sinh là xu hướng đang rất thịnh hành hiện nay.

Thiết kế nhà 40m2 có giếng trời trong phòng vệ sinh

Mẫu giếng trời nhà cấp 4 mái tôn

Nhà cấp 4 mái tôn khá nóng. Vì vậy để đảm bảo không gian bên trong nhà được thông thoáng thì nên có thêm giếng trời.

Giếng trời nhà lợp mái tôn có mái lợp cố định hoặc mái di động. Tùy vào ngân sách bạn có lựa chọn loại giếng trời. Kích thước giếng trời phù hợp với diện tích của ngôi nhà.

Đối với mái cố định thì vật liệu chính tôn nhựa hay nhựa polycarbonate. Phần mái di động là cửa trượt kính dán hoặc kính cường lực.

Mẫu giếng trời cho nhà mái tôn

Mẫu giếng trời cho nhà mái tôn

Mẫu nhà cấp 4 5×20 có giếng trời không mái

Đa phần gia đình thiết kế nhà kết hợp với sân vườn. Đây cũng là góc xanh yêu thích của các thành viên trong gia đình.

Giếng trời sân vườn thường không có mái che. Cây xanh trong vườn được phát triển hoàn toàn tự nhiên.

Mẫu nhà cấp 4 5×20 có giếng trời không mái

Mẫu giếng trời không mái

5 ĐIỀU NÊN LÀM khi thiết kế giếng trời

Thiết kế giếng trời phải tìm hiểu kỹ lưỡng kết cấu, kiến trúc và diện tích của công trình. Kiến trúc sư, thợ thi công khảo sát thực tế đưa ra phương án tốt nhất.

Rắc rối khi sử dụng giếng trời

Nhà nhà, người người đua nhau thiết kế giếng trời. Song khi sử dụng họ gặp phải không ít rắc tối. Giếng trời của bạn có thể gặp phải tình trạng sau:

- Nằm ở vị trí, kích thước không phù hợp nên không phát huy tối đa hiệu quả. Trong nhà vẫn thiếu nắng hoặc quá nhiều nắng

- Bị hắt mưa

- Gây tiếng ồn

MẪU GIẾNG TRỜI ĐẸP CHO NHÀ ỐNG

NÊN lưu ý khi thiết kế nhà cấp 4 có giếng trời đẹp :

Nguyên nhân là do thiết kế thiếu hợp lý và đội thi công không có kinh nghiệm. Vì vậy, có 5 vấn đề nên lưu ý thiết kế đó là:

- Nên bố trí ở trung tâm căn nhà, mọi khu vực trong nhà đón nắng và gió

- Nên tính toán kỹ lưỡng kích thước. Nhà bị nóng, đặc biệt là vào mùa nhiều nắng khi giếng trời quá lớn

- Nên lắp đặt mái che làm từ vật liệu lấy sáng kết hợp với xây tường bao xung quanh và hệ thống thoát nước

- Nên cách âm bằng cây xanh, vật liệu để cản tiếng ồn

- Nên trang trí tiểu cảnh giếng trời (tiểu cảnh khô hoặc tiểu cảnh nước theo sở thích và phong thủy)

Nhờ có giếng trời mà mọi ngóc ngách trong nhà đón được nắng và gió tự nhiên. Bạn có không gian sống đẹp và sức khỏe được cải thiện nhiều hơn.

Như vậy chúng tôi giới thiệu với bạn mẫu giếng trời đẹp. Ngoài ra còn có một số lưu ý thiết kế giếng trời tránh rắc rối phát sinh trong khi sử dụng.

Bạn còn vấn đề thắc mắc thiết kế nhà đẹp tại Nam Định. Liên hệ ngay cho công ty thiết kế nhà đẹp SMALL HOME để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và hỗ trợ dịch vụ khác.

Để lại nhận xét của bạn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN THIẾT KẾ

Yêu cầu tư vấn của Bạn sẽ được gửi tới Kiến Trúc Sư SmallHome sẽ trả lời sớm nhất có thể thông qua Email, điện thoại.

Gợi ý viết yêu cầu: Địa chỉ khu đất, diện tích đất, mặt tiền, chiều dài. Loại hình bạn lựa chọn (biệt thự, nhà phố …) Bạn định xây mấy tầng. Mỗi tầng bạn yêu cầu các phòng nào, không gian nào. Số tiền dự kiến ...