Nhà mới xây bị nứt nhiều chỗ nguyên nhân và cách khắc phục

Đăng bởi Kiến Trúc & Nội Thất Smallhome
10/09/ 2021
1178 lượt xem

Nhà mới xây bị nứt nhiều chỗ là một hiện tượng lạ nhưng không phải hiếm. Trong bài viết này, Kiến Trúc & Nội Thất Smallhome sẽ giúp bạn nắm được nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng nứt tường, nứt trần nhà mới xây nhanh và hiệu quả nhất.

Nguyên nhân nhà mới xây bị nứt tường

Chúng ta thường nghĩ rằng, chỉ có các công trình dân dụng cũ được xây dựng và sử dụng lâu năm mới bị nứt tường. Tuy nhiên, rất nhiều căn nhà mới xây cũng gặp tình trạng này khiến chủ nhà không khỏi hoang mang lo lắng.

Lý do gì khiến những công trình mới này lại nhanh bị xuống cấp như vậy? Qua nghiên cứu và kinh nghiệm của một số chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, nhà mới xây bị nứt nhiều chỗ là do một số nguyên nhân sau đây.

Do nền móng bị sụt lún

Nền móng bị lún sụt là nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến tình trạng nhà mới xây bị nứt tường, nứt trần. Các vết vứt này thường nằm ngang, kích thước lớn, rãnh sâu và khó tìm ra biện pháp khắc phục. Thậm chí, nếu vấn đề nằm ngoài khả năng giải quyết thì chỉ còn cách đập đi xây lại để đảm bảo sự an toàn cho công trình.

Nhà mới xây bị nứt nhiều chỗ do nền móng bị sụt lún

Nhà mới xây bị nứt nhiều chỗ do nền móng bị sụt lún

Các vết nứt cho sụt lún nền móng thường xẻ ngang theo khung cửa và khu vực nền móng bị lún hoặc xuất hiện vuông góc từ trần nhà xuống tường. Đây là lỗi do đơn vị khảo sát địa chất nền và thi công nhà. Chính vì vậy khi quyết định lựa chọn đơn vị thi công xây dựng, cần vô cùng cẩn trọng. Những đơn vị thiếu chuyên nghiệp, kỹ năng có thể đưa ra những con số sai lệch, dẫn đến kết cấu của ngôi nhà không đúng yêu cầu kỹ thuật. Gây nên tình trạng nhà mới xây bị nứt nhiều chỗ lạ thường.

Do quá trình tô trát tường

Trong quá trình xây dựng nhà, người thợ thường phải trộn các vật liệu xây dựng thành một hỗn hợp gọi là “vữa” để trát lên tường đã xây. Tuy nhiên, có thể do sự cố kỹ thuật mà hỗn hợp này có thể quá mụn và độ kết dính kém. Chính vì thế, khi thời tiết thay đổi, nguyên liệu bị co rút. Nhiệt độ nóng lạnh, độ ẩm tác động liên tục đến phần kết cấu sẽ làm cho các đoạn mạch vữa trát bị không đều và nứt vỡ.

Các vết nứt có thể có kích thước to nhỏ, dài ngắn khác nhau. Tuy nhiên, cho dù là vết nứt nhỏ cũng không nên chủ quan. Nếu không kịp thời sửa chữa sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ công trình sau này.

Nhà mới xây bị nứt nhiều chỗ do quá trình tô trát tường

Nhà mới xây bị nứt nhiều chỗ do quá trình tô trát tường

Vết nứt do kết cấu

Nhà mới xây bị nứt nhiều chỗ lạ cũng có thể do tính toán sau kết cấu chịu lực của các bộ phận dầm, cột, sàn nhà. Những vết nứt này có thể ở gần mép cửa hoặc bất kỳ đâu trong ngôi nhà. Muốn phòng ngừa trường hợp này, nên chú ý các đà lanh tô trên đầu cửa đi, cửa sổ phải đủ dài, vượt qua đổ cửa tối thiểu 20cm.

vết nứt do kết cấu

Do hàng xóm xây sửa nhà tác động vào

Đất nền rất dễ bị chồi lên hoặc lúc xuống khi có các công trình mới được thực hiện. Sự chồi lún này có thể khiến các công trình lân cận bị ảnh hưởng. Vì vậy, khi làm móng cần đầu tư khảo sát địa chất ở cả các khu vực lân cận, đặc biệt là với nhà phố, nhà ống.

nứt nhà do hàng xóm xây nhà

Hậu quả của việc tường nhà bị nứt

Hậu quả dễ thấy nhất là tường sẽ bị thấm nước. Không thể phủ nhận rằng nước là kẻ thù với mọi ngôi nhà và nhất là tường nhà. Chỉ cần một khe nhỏ cũng khiến nước thấm qua, toàn bộ công trình bị ảnh hưởng, gây hậu quả cực kì nghiêm trọng đến kết cấu và thẩm mĩ cũng như tuổi thọ của công trình.

Về thẩm mỹ, việc thấm nước ngoài ra còn giúp hình thành các mảng rêu mốc xấu xí. Chẳng ai muốn ở một ngôi nhà mà sau vài ba năm đã thấy rêu mốc bám đầy như một ngôi nhà cổ. Cảm giác chắc hẳn rất khó chịu.

Hậu quả nguy hiểm nhất là các vết nứt ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu ngôi nhà, gây nên hiện tượng sụt lún, lan rộng và thậm chí tác động nguy hiểm đến công trình của bạn.

Các phương pháp khắc phục tình trạng nứt tường, nứt trần nhà

Khi đã xác định chính xác nguyên nhân nhà mới xây bị nứt tường, nứt trần,... bạn có thể tiến hành một số biện pháp dưới đây của Kiến Trúc & Nội Thất Smallhome để khắc phục nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Các vết nứt nhỏ, vết chân chim

Trường hợp này, cách xử lý tương đối đơn giản. Sau đây là một số cách xử lý vết nứt tường nhỏ đơn giản mà hiệu quả:

- Sử dụng vữa già xi măng, cát mịn

- Dùng keo xịt vết nứt tường

- Sử dụng keo Silicone xử lý vết nứt tường nhỏ

xu-ly-nut-tuong-nho

Các vết nứt lớn, sâu

Nguyên nhân gây ra là do lún nền móng, chấn động địa chất, về ngoại quan. Bạn sẽ dễ dàng thấy được một đường nứt lớn, tạo khe hở rõ ràng. Vì thế, khi gặp tình huống này, bạn cần đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng rồi đưa ra phương án cách khắc phục tường nhà bị nứt.

1. Nứt tại vị trí mép cửa

Đây là các vết rạn nứt ở mép cửa, nhất là các góc trên của cửa đi, cửa sổ. Chúng xuất hiện do đà lanh tô cửa không đủ chuẩn (thiếu độ dài, thiếu đoạn neo gối lên 2 đầu tường) hay do đóng, mở cửa mạnh. Vì thế, để ngăn ngừa các vết nứt này, bạn cần đúc hoặc làm đà lanh tô vươn khỏi đố cửa ít nhất 20cm.

Còn cách khắc phục vết nứt đầu cửa hiệu quả nhất là đục lấy đà lanh tô ra, rồi thay bằng đà khác đủ chuẩn hơn. Nếu bạn chỉ đập vỡ cục đồ đà lanh và đắp vữa mới thì độ cứng tăng không nhiều và vết nứt sẽ tiếp tục xuất hiện sau một thời gian sử dụng.

Nứt tại vị trí mép cửa

2. Vết nứt sâu xuyên qua tường

Với vết nứt sâu bạn nên quan sát tình trạng có tăng thêm hay không. Vết nứt sâu sẽ ảnh hưởng đến lớp gạch và có thể gạch cũng bị nứt. Trường hợp này rất khó khắc phục, nhất là với người chưa có nhiều kinh nghiệm trong xây dựng. Chúng tôi khuyên bạn nên liên hệ với một đơn vị thi công chống thấm chuyên nghiệp để nhanh chóng xử lý chúng một cách hiệu quả và an toàn nhất.

Vết nứt sâu xuyên qua tường

3. Vết nứt nghiêng trên tường

Riêng với các vết nứt nghiêng trên tường lại là loại “khó chịu” và rất khó sửa nhất. Chúng xuất hiện ở nhiều mảng tường của các tầng khác nhau. Vị trí là sát mép sàn, gần các cột, đồng thời, xiên vào giữa tường; hoặc đôi khi xuất hiện ở góc dưới của bậu cửa sổ, xiên xuống dưới.

Nguyên nhân gây ra vết nứt là do nhà bị lún. Muốn khắc phục thì bạn phải chống lún. Đây là biện pháp xử lý khó khăn và gây tốn kém. Thao tác đục rỗng vết nứt, đóng đỉa để trám vá vết nứt chỉ là giải pháp tạm thời, không hiệu quả vì chúng chưa ngăn chặn được nguyên nhân cốt lõi gây ra vết nứt. Và tất nhiên, tình trạng nứt sẽ tiếp tục, thậm chí còn có thể nứt ở vị trí cũ hay xung quanh đó.

Vết nứt nghiêng trên tường

Khắc phục tình trạng tường nứt do quá trình trát tường

Bước 1: Đục vữa trên tường theo chiều các vết nứt

Bước 2: Vệ sinh phần tường đục, tưới ít nước lên và để khô

Bước 3: Dùng hỗn hợp xi măng tô dẻo để trát lại tường hoặc dùng keo chuyên dụng để xử lý khe nứt. Sau đó trát vữa

Bước 4: Sơn lại phần tường nứt đồng bộ với không gian.

Khắc phục tình trạng tường nứt do quá trình trát tường

Khắc phục tình trạng tường nứt do quá trình trát tường

Sau khi đã xác định rõ nguyên nhân khiến nhà mới xây bị nứt, bạn có thể sử dụng một số phương pháp dưới đây để khắc phục các vết nứt.

Khắc phục tình trạng nhà mới bị nứt do móng lún sụt

Các vết nứt do nền móng sụt lún thường sâu và to hơn. Vì vậy, việc xử lý sẽ tốn thời gian và tiền bạc hơn. Bạn cũng có thể áp dụng cách trên, tuy nhiên hiệu quả có thể không cao.

Khắc phục tình trạng tường nứt do sụt móng

Khắc phục tình trạng tường nứt do sụt móng

Vì vậy, tốt nhất bạn nên tìm đến đơn vị thi công, chuyên sửa chữa các vết nứt công trình. Họ có những nguyên vật liệu chuyên dụng như lưới thép chống nứt để khắc phục với các bước kỹ thuật như sau:

Bước 1: Trát lớp mỏng xi măng nguyên chất lên bề mặt vị trí muốn đặt tấm lưới thép.

Bước 2: Đặt tấm lưới thép lên và tiếp tục chát lớp xi măng nguyên chất thứ 2.

Bước 3: Tiếp tục tô trát đến khi tường phẳng.

Bước 4: Sơn lại cho đồng màu với toàn bộ bức tường.

Trên đây là một số thông tin cơ bản giúp chúng ta hiểu được tường nhà mới xây bị nứt nguyên nhân do đâu. Trong các bài viết sau chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật đến bạn các thông tin này. Cảm ơn bạn dã theo dõi bài viết.

Để lại nhận xét của bạn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN THIẾT KẾ

Yêu cầu tư vấn của Bạn sẽ được gửi tới Kiến Trúc Sư SmallHome sẽ trả lời sớm nhất có thể thông qua Email, điện thoại.

Gợi ý viết yêu cầu: Địa chỉ khu đất, diện tích đất, mặt tiền, chiều dài. Loại hình bạn lựa chọn (biệt thự, nhà phố …) Bạn định xây mấy tầng. Mỗi tầng bạn yêu cầu các phòng nào, không gian nào. Số tiền dự kiến ...