Phương Pháp Chống Thấm Sân Thượng Cực Kì Hiệu Quả

Đăng bởi Kiến Trúc & Nội Thất Smallhome
13/06/ 2022
378 lượt xem

12 phương pháp chống thấm sân thượng hiệu quả.

Tình trạng sau khi làm nhà , đặc biệt là các ngôi nhà có sân thượng để trống , không làm mái hoặc đợi để xây tiếp . Sẽ rất dễ xảy ra tình trạng thấm dột đặc biệt vào mùa mưa. Hiện nay là tháng 2 là thời điểm tích hợp để xử lý tình trạng thấm dột của cách công trình.Hy vọng nội dung này sẽ giúp các bạn giải quyết được tình trạng thấm dột và tìm được phương pháp chống thấm hiệu quả tiết kiệm.

Quy-trinh-chong-tham-san-thuong-hieu-qua

Các dấu hiệu nhận biết sân thượng bị thấm thông thường.

Nếu là một người quan tâm đến xây dựng, nhà cửa thì việc phát hiện ngôi nhà của bạn bị thấm dột bằng các dấu hiệu thông thường là khá đơn giản.

  • Bề mặt sân thượng xuất hiện vết chân chim, các mạch nứt sau 1 thời gian bê tông khô.
  • Sân thượng bị nghiên , lún hoặc xuất hiện các mảng bê tông, xi măng gạch không bám dính.
  • Mặt bê tông mấp mô, khi trời mưa xuất hiện hiện tượng sủi bọt…
  • Phía dưới sân thượng xuất hiện vết nứt, đường nước chảy
  • Rêu mốc mọc trên bề mặt

Các dấu hiệu nhận biết sân thượng bị thấm thông thường

Hình ảnh : Các dấu hiệu nhận biết sân thượng bị thấm thông thường

Nguyên nhân dẫn đến sân thượng xuống cấp gây thấm rột.

Điều kiện thời tiết:

Điều kiện thời tiết tại Việt Nam tương đối khắc nghiệt và thất thường. Khí hậu nóng ẩm gây ra mưa nắng kèm theo nhiều loại hình thời tiết nguy hiểm khác. Theo đó, lượng nhiệt cao vào mùa hè khiến cho khu vực sân thượng, nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng Mặt Trời bi co giãn.

Nguyên nhân dẫn đến sân thượng xuống cấp gây thấm rột

Nước ta luôn có lượng mưa trung bình tương đối lớn. Nước mưa sẽ xâm nhập dễ dàng vào những công trình không được chống thấm tốt. Sân thượng chính là nơi luôn phải tiếp thường xuyên nhất với mưa nắng. Vì vậy, nếu không tiến hành chống thấm sân thượng cẩn thận, khu vực này rất dễ bị thấm.

Quá trình thi công:

Quy trình thi công không đúng kỹ thuật cũng là một trong những nguyên nhân khiến sân thượng mỗi công trình xuống cấp nhanh. Theo đó, chất lượng nguồn vật tư không đảm bảo, vật tư bị bớt xén khiến kết cấu công trình kém vững chắc. Kết quả, các khu vực như sân thượng rất nhanh bị bong tróc hư hỏng.

thi công xây dựng kém chất lượng

Không thực hiện chống thấm đúng kỹ thuật:

Khi tiến hành xây dựng công trình, chống thấm là khâu cuối cùng nhưng lại không được nhiều chủ thi công chú trọng. Nếu tiến hành chống thấm một cách qua loa, không đúng quy trình kỹ thuật, bề mặt công trình không thể chống chịu tốt trước tác động của điều kiện thời tiết.

Không thực hiện chống thấm đúng kỹ thuật

Công trình quá thời gian xuống cấp.

Những công trình đã có tuổi thọ 30 – 50 năm chắc chắn đã đến độ tuổi xuống cấp. Khi đó bề mặt sân thượng dần bị bong tróc, xuất hiện các vết nứt. Đây chính là những điểm thấm hút nước cực mạnh mỗi khi trời đổ mưa.

6-cach-Chong-tham-tran-nha-be-tong

Lý do nên chống thấm sân thượng:

  • Đảm bảo tính thẩm mỹ cho cả ngôi nhà: Việc chống thấm sẽ tạo nên một lớp áo giáp bảo vệ cho ngôi nhà của bạn luôn đẹp, không bị ẩm mốc, loang lỗ theo thời gian
  • Tăng độ bền và tuổi thọ cho ngôi nhà: Lớp chống thấm có tác dụng ngăn chặn nước mưa – thấm dột gây bong tróc..vv từ đó làm gia tăng độ kiên cố và tuổi thọ cho ngôi nhà.
  • Giảm chi phí sửa chữa: Việc đầu tư vào dịch vụ chống thấm sân thượng lúc đầu sẽ giúp cho bạn tiết kiệm được chi phí cải tạo và sửa chữa khi ngôi nhà bị thấm.
  • Là nơi hứng trọn những loại điều kiện thời tiết như nắng mưa, nóng, lạnh
  • Chống thấm sân thượng là bảo vệ cho toàn bộ kiến trúc của ngôi nhà

Lý do nên chống thấm sân thượng

Quy trình chông thấm sân thượng:

  • Bước 1: Xác định nguyên nhân vì sao bề mặt sân thượng lại bị thấm để tìm ra phương pháp thi công hiệu quả và phù hợp nhất.
  • Bước 2: Tiến hành làm vệ sinh sạch sẽ bề mặt sân thượng bằng vòi xịt nước áp suất cao.
  • Bước 3: Tráng phủ một lớp xi măng để tạo lớp nền thay thế cho lớp nền cũ đã xuống cấp.
  • Bước 4: Sau khoảng 1 đến 2 giờ khi lớp nền xi măng mới đã khô, đội thi công tiếp tục phủ chất liệu chống thấm phù hợp
  • Bước 5: Kiểm tra chất lượng công trình

Quy trình chông thấm sân thượng-1

12 cách chống thấm sân thượng tốt nhất hiện nay

1.Sử dụng hóa chất chống thấm:

  • Hóa chất được sử dụng nhiều nhất như WATER SEAL DPC và vữa chống thấm 2 thành phần Sika Topseal 107 hoặc dùng thêm Neomax Grout C60 là một loại vữa trộn sẵn gốc xi măng nó tự chảy và độ đàn hồi cao, chịu tác động của môi trường đến bề mặt sàn.

    Một loại hóa chất thường dùng để chống thấm sân thượng thường dùng nữa là các loại sơn chống thấm có khả năng kháng nước, gia tăng sự vững chắc cho công trình.

Sử dụng hóa chất chống thấm

2. Chống thấm sân thượng bằng sơn epoxy

Sơn Epoxy hiện được ứng dụng trọng rất nhiều công trình. Dòng sơn chống thấm Epoxy có khả năng ngăn chặn tốt sự xâm nhập của độ ẩm, bảo vệ công trình tốt hơn

Bước 1: Làm vệ sinh bề mặt sân thượng

Trước tiên, toàn bộ lớp gạch cũ cần được lột lên và trà lại bằng máy chà. Có thể dùng bàn chải sắt để hỗ trợ quá trình xử lý bề mặt. Tiếp đó, mọi người cần dùng đến máy hút bụi hoặc rẻ lau để loại bỏ những vết bẩn trên bề mặt sân.

Bước 2: Thi công lớp sơn lót

Khi bề mặt đã được vệ sinh sạch sẽ, người ta bắt đầu quét lớp sơn lót đầu tiên. Thì dùng cọ hoặc súng phun sơn chuyên dụng để phủ lớp sơn lót cho thật đều, mật độ sơn lý tưởng nên đạt từ 0.2 đến 0.3kg / m2.

Lưu ý, nếu bề mặt sân bị hút nước cực mạnh thì cần làm ẩm bằng nước sạch trước sau đó mới phun sơn. Lớp sơn lót có nhiệm vụ chính là tạo lớp chống thấm ngược, giữ cho lớp sơn phủ phía trên bám dính tốt không bị bong tróc.

Bước 3: Thi công sơn Sikaproof Membrane lần 1

Chờ khoảng 2 đến 4 tiếng khi lớp sơn lót khô lại, đội thi công sẽ bắt đầu sơn phủ sơn Sikaproof Membrane lần 1. Mật độ sơn ở lớp phủ nên đạt 0.6 kg / m2, sơn phủ không nên pha loãng.

Bước 4: Thi công sơn Sikaproof Membrane lần 2

Sau khoảng 2 tiếng, lớp sơn Sikaproof Membrane lần 2 sẽ được thi công. Mật độ sơn tương tự như lớp sơn thứ 1. Tuy nhiên để đảm bảo bề mặt mịn và phát huy tốt khả năng chống thấm, người ta sẽ sơn phủ thêm lớp sơn Sikaproof Membrane thứ 3.

Bước 5: Thi công lớp vữa chống thấm

Đợi cho lớp phủ khô lại sẽ thi công thêm lớp vữa chống thấm. Nhờ có lớp vữa này, bề mặt sân thượng có chống lại tốt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Bước 6: Làm phẳng nền

Bề mặt sân thượng có thể được làm phẳng bằng cách xoa nền. Bước này giúp loại bỏ phần gợn sóng, phần nhô lên gây mất thẩm mỹ.

chong-tham-san-thuong-bang-son-epoxy

3.Chống thấm sân thượng bằng nhựa đường

Bên cạnh sử dụng các loại sơn chống thấm, người ta cũng có dùng nhựa đường khi cần chống thấm cho sân thượng. Ưu điểm của phương pháp thi công này là dễ dàng thực hiện, giá thành rẻ.

chong-tham-nhua-duong

Bước 1: Làm vệ sinh bề mặt sân thượng

Dù búi sắt và những dụng cụ cần thiết khác để vệ sinh sạch sẽ bề mặt sân thượng. Trong quá trình vệ sinh có thể thực hiện làm phẳng bề mặt.

Bước 2: Quét nhựa đường

Nhựa đường được nấu sôi và pha thêm chút dầu DO nhằm giúp thấm nhanh hơn vào bề mặt lớp bê tông. Sau đó, người ta bắt đầu quét lớp nhựa đường lên bề mặt sân thượng bằng con lăn chuyên dụng.

Quá trình thi công với nhựa đường nên thực hiện vào buổi trưa có nắng. Sau khi thi công xong nên phủ bạt lại nếu chưa tiến hành quét dầu hắc.

4.Chống thấm bằng tấm trải Bitum Membrane

Tấm Bitum Membrane có thành phần chủ yếu là polyme tổng hợp. Chúng được thiết kế dưới dạng từng tấm cuộn

Chống thấm bằng tấm trải Bitum Membrane

Phương pháp 1: Khò nóng

Các tấm Bitum lần lượt được trải xuống bề mặt sân thượng đã vệ sinh sạch sẽ. Tiếp theo sử dụng khò nóng để làm nóng từng tấm màng này cho chúng bám dính chặt vào mặt sân thượng. Thao tác khò nóng cần thực hiện nhanh và đều tay.

Nếu thấy xuất hiện bong bóng trên bề mặt thì nên dùng dao hoặc vật sắc nhọn châm thủng để tạo độ phẳng.

Phương pháp 2: Quét trực tiếp lên bề mặt

Trước tiên, cần trộn hỗn gồm có 50% nước sạch và sơn Sikaproof membrane (cứ mỗi m2 là 0.3kg). Tiếp theo quét hỗn hợp là lên bề mặt của phần sân thượng cần tiến hành chống thấm.

Đội sau khi lớp sơn đầu tiên khô lại, người ta lại sơn phủ thêm 2 lớp Sikaproof membrane. Mỗi lớp sơn nên quét cách nhau từ 2 đến 4 tiếng.

Phương pháp 3: Thi công dán

Phương này kết hợp với cả khâu quét màng Bitum. Theo đó sau khi quét xong màng Bitum thì người ta lại dán bề mặt ngang rồi đến mặt đứng. Quy cách dán cần tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

5.Chống thấm sàn mái sân thượng bằng Sika

Quy trình sơn chống thấm sàn mái sân tượng bằng Sika thường diễn ra theo 4 bước chính.

Bước 1: Chuẩn bị về mặt

Bề mặt sân thượng trước khi thi không cần phải làm sạch. Loại bỏ hết tất cả bụi bẩn, vôi vữa. Đồng thời cung cấp một lượng nước vừa phải để các lớp sơn tiếp theo dễ bám dính hơn.

Bước 2: Tạo hỗn hợp chống thấm cần dùng

Hỗn hợp cần sử dụng sẽ phối trộn theo tỷ lệ 1 : 1 : 4 (1 lít latex, 1 lít nước và 4kg xi măng). Ngoài ra là hồ, dầu kết nối. Tỷ lệ phối trộn trên có thể dùng để cho phủ cho diện tích 4m2.

Bước 3: Quét lớp phủ thứ 1

Sử dụng bay hoặc một cây chổi quét hỗn độn đã chuẩn bị lên diện sân thượng cần chống thấm. Quá trình quét nên thực hiện thật kỹ không làm nổi bong bóng hay xuất hiện lỗ kim.

Bước 4: Quét lớp phủ thứ 2

Chờ cho lớp phủ thứ nhất khô lại, tiếp tục quét thêm lớp phủ thứ hai. Mỗi lớp phủ nên dày khoảng 1mm đảm bảo bề mặt đã phủ kín hoàn toàn.

chong-tham-san-thuong-be-tong-bang-sika

6.Chống thấm sân thượng bằng màng khò nóng

Chống thấm sân thượng bằng màng khò nóng

Bước 1: Sơn lớp lót gốc Bitum

Tiến hành sơn lớp lót gốc Bitum với tỷ lệ 1 lít sơn bao phủ diện tích bề mặt từ 6 đến 8m2. Lớp sơn lót nên thi công trong ngày.

Bước 2: Phủ tấm Bitum dưới sự hỗ trợ của khò nóng

Dùng khò nóng để làm nóng bề mặt sân thượng và phần mặt dưới của tấm Bitum. Sau đó, nhanh tay dán tấm Bitum xuống mặt sàn. Có thể sử dụng con lăn chuyên dụng để ép chắc những tấm Bitum này để chúng dính chặt vào bề mặt của sân thượng.

Bước 3: Quét thêm lớp vữa bảo vệ

Quét thêm lớp vữa bảo vệ khi bề mặt chống thấm đã khô lại. Lớp vữa này thường trộn từ xi măng và cát. Chờ trong 7 ngày để sân thượng khô hoàn toàn mới bắt đầu sử dụng. Đây là phương pháp chống thấm sân thượng để trồng cây rất được ưa chuộng.

7.Sử dụng keo chống thấm sân thượng

Bước 1: Vệ sinh bề mặt sân thượng

Tiến hành đục bỏ lớp vữa đã xuống cấp trên bề mặt sân thượng. Đồng thời, làm sạch rêu mốc, rác rưởi. Và đợi cho bề mặt khô ráo rồi mới bắt đầu thực hiện các bước xử lý tiếp theo.

Bước 2: Làm phẳng bề mặt

Nếu thấy bề mặt sân thượng có nhiều vết nứt, mọi người nên dùng vữa hoặc keo dán gạch lấp đầy những vết nứt đó.

Bước 3: Quét keo

Sử dụng loại chổi cứng để quét lớp keo chống thấm lên diện tích sân thượng cần thiết thi công. Keo cần được quét thật đều vào khắp bề mặt.

Bước 4: Phủ vữa

Đợi cho lớp keo chống thấm khô lại, một lớp vữa mỏng tiếp tục phủ lên bề mặt. Lớp vữa phải cán thật đều, không để lại bong bóng.

keo-chong-tham-san-thuong

8: Sử dụng Water Seal DPC và vữa chống thấm 2 thành phần Sika Topseal 107

son-chong-tham-sikatop-seal-107

Bước 1: Dọn dẹp bề mặt

Loại bỏ các chú vậy mà không cần thiết. Đồng thời, tiến hành đục bỏ phần bê tông đã xuống cấp. Nếu cần, hãy dùng thêm máy chà hoặc bàn chải sắt xử lý bề mặt bê tông sân thượng.

Bước 2: Làm ẩm bề mặt bằng nước

Có thể dùng máy bơm hoặc tưới nước lên khắp diện tích bề mặt sân thượng để tạo độ ẩm cần thiết, giúp những lớp vật liệu tiếp theo bám dính tốt hơn. Tuy nhiên không nên tưới quá nhiều nước đâu nhé.

Bước 3: Phối trộn hỗn hợp

Trộn thành phần như dạng nước Sikatop Seal 107 và bột Sikatop Seal 107 theo tỷ lệ 1 : 4. Trộn đều hỗn hợp bằng khoan điện ở tốc độ thấp trong khoảng 5 phút.

Bước 4: Quét hỗn hợp đã chuẩn bị

Lần lượt quét 2 lớp hỗn hợp đã chuẩn bị ở bước 3 lên bề mặt sân thượng, mật độ cần thiết là 2kg/m2 mỗi một lớp. Mỗi lớp nên quét cách nhau từ 3 đến 4 giờ, trước khô mới tiếp tục quét lớp sau.

Bước 5: Thi công kết nối

  • Lớp kết nối thứ đầu tiên

Trộn hỗn hợp từ vật liệu Sika Latex và nước với tỷ lệ 1 : 1 và cho thêm 4kg xi măng. Quét hỗn hợp này lên bề mặt với mật độ 0.25 lít / m2. Quét xong thì nên làm phẳng lại bề mặt bằng bay chuyên dụng.

  • Lớp liên kết thứ 2

Phủ thêm lớp vữa bằng hỗn hợp cát trộn với xi măng và Sika Latex. Sau đó lại chuẩn bị hỗn hợp từ Sika Latex và nước theo tỷ lệ 1 : 3 và tiếp tục thi công

9: Sử dụng tấm lợp Polycarbonate chống thấm

Sử dụng tấm lợp polycarbonate để chống thấm cho sân thượng sẽ tiết kiệm được chi phí xử lý bề mặt. Thay vào đó, mọi người cần xây dựng một kết cấu khung và lợp những tấm polycarbonate.

Sử dụng tấm lợp Polycarbonate chống thấm

Tấm lợp polycarbonate thích hợp sử dụng cho khu vực sân thượng trồng nhiều cây xanh hoặc phơi đồ. Bởi vật liệu polycarbonate tương đối bền và vẫn cho ánh sáng Mặt Trời truyền qua. Vậy nên, không gian sân thượng vẫn rất thông thoáng.

10.Lát gạch chống thấm sân thượng

Loại gạch dùng để chống thấm sân thượng là gạch bông hoặc gạch có tráng men. Đây là 2 loại gạch chống nước cực tốt, rất ít bám bụi. Song song với lát gạch, trong quá trình chín câu người ta sẽ điều chỉnh độ dốc của mặt sàn. Nhờ đó, nước có thể thoát đi nhanh hơn.

Lát gạch chống thấm sân thượng

11.Chống thấm sân thượng bằng xi măng

Mặt sàn và tường kết cấu phần lớn từ xi măng. Nếu thi công đúng kỹ thuật, bản thân xi măng cũng được xem như vật liệu chống thấm. Theo đó, hỗn hợp xi măng pha loãng sau khi trải lên mặt sàn và đông đặc lại sẽ hình thành một lớp màng bóng chống thấm nước cực kỳ hiệu quả. Lớp màng bóng này có tác dụng không thua gì các loại sơn chống thấm sân thượng.

Chống thấm sân thượng bằng xi măng

12.Sử dụng bạt chống thấm sân thượng

Sử dụng bạt chống thấm sân thượng

Cách chống thấm sân thượng bằng bạt vừa rẻ tiền lại phát huy rất hiệu quả tác dụng chống thấm.

Bước 1: Xử lý bề mặt

Toàn bộ phần gạch và mặt xi măng đã xuống cấp nên được loại bỏ. Quá trình vệ sinh bề mặt nên thực hiện kỹ lưỡng.

Bước 2: Đun sôi nhựa đường

Bắt đầu đun sôi nhựa đường và cho thêm một chút dầu DO. Dung dịch này đóng vai trò kết kính phần bạt với phần nền sân thượng.

Bước 3: Trải bạt

Quét phần dung dịch nhựa đường đã nấu sôi lên bề mặt sân thượng và bắt đầu trải bạt. Sử dụng con lăn để lăn cho tấm bạt bám dính xuống nền. Sau 2 ngày, tiếp tục thực hiện các bước tương tự.

Bước 4: Phủ bạt chống thấm

Tiến hành phủ loại bạt chống thấm HDPE ở vị trí độ dốc đã khoét lỗ trước đó. Tiếp đến, phủ thêm vữa và gạch

Bên trên là 12 phương pháp chống thấm khá phổ biến hiện nay mà các đơn vị thi công đang sử dụng.Hy vọng bài viết nay sẽ mang lại cho bạn các kiến thức kinh nghiệm chống thấm hiệu quả.

Nếu bạn đang có nhu cầu về thiết kế kiến trúc nội thất hoặc thi công xây dựng có thể để lại thông tin theo link sau để nhận tư vấn miễn phí

Để lại nhận xét của bạn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN THIẾT KẾ

Yêu cầu tư vấn của Bạn sẽ được gửi tới Kiến Trúc Sư SmallHome sẽ trả lời sớm nhất có thể thông qua Email, điện thoại.

Gợi ý viết yêu cầu: Địa chỉ khu đất, diện tích đất, mặt tiền, chiều dài. Loại hình bạn lựa chọn (biệt thự, nhà phố …) Bạn định xây mấy tầng. Mỗi tầng bạn yêu cầu các phòng nào, không gian nào. Số tiền dự kiến ...