Sai Lầm Mà Bạn Thường Gặp Phải Khi Thi Công Làm Nhà

Đăng bởi Kiến Trúc & Nội Thất Smallhome
26/05/ 2022
344 lượt xem

Nếu bạn đang có ý định, kế hoạch làm nhà thì hãy chú ý ngay 10 điều dưới đây để tránh mắc những sai làm đáng tiếc xảy ra. Bởi việc làm nhà không phải điều dễ dàng, nó được coi là một trong những tài sản quý giá của mỗi người. Bài viết dưới đây được tham khảo từ những ý kiến của nhiều gia chủ đã từng xây nhà để bạn có cái nhìn khách quan và chi tiết nhất.

sai lầm thường gặp khi làm nhà

1. Chọn đơn vị thiết kế/nhà thầu “không có tâm” khi làm nhà

Trước khi làm nhà, gia chủ đều sẽ có những nguồn tham khảo riêng như từ bạn bè, người thân hay trên internet,… và dù ở đâu bạn cũng nên lựa chọn kĩ càng, tránh những đơn vị thiết kế hay nhà thầu tay nghề thấp hay thiết kế ảo. Bạn nên đến tận nơi, xem những công trình thực tế, xem cách họ tư vấn và khi đã chọn được phải đọc kỹ các điều khoản có trong hợp đồng để có vấn đề khúc mắc cũng sẽ được giải quyết rõ ràng.

Chọn đơn vị thiết kế-nhà thầu không có tâm khi làm nhà

Chọn đơn vị thiết kế cũng như nhà thầu là khâu cực kì quan trọng trong quá trình làm nhà

1.1 Cách nhận dạng nhà thầu tốt và “có tâm”

  1. Theo dõi Fanpage hay các công ty như google để hiểu hơn.
  2. Công ty xây dựng hoạt động chân chính trước hết phải có đầy đủ cơ sở pháp lý. Cách đơn giản là tra tên công ty và MST ( Mã số thuế)
  3. Có công ty văn phòng giao dịch chuyên nghiệp, địa chỉ thông tin liên lạc rõ ràng,…
  4. Giám đốc hoặc người đại diện nhà thầu có cách giao thiệp rõ ràng, minh bạch. Hỗ trợ và tư vấn nhiệt tình cho khách hàng và có thái độ đứng đắn. Hãy gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với họ bạn sẽ đánh giá được phần nào về công ty xây dựng này.
  5. Cung cấp được đầy đủ thông tin về: thiết kế, vật liệu, kỹ thuật thi công, tiến độ, bảo hành…và báo giá xây dựng phần thô hoặc giá xây nhà trọn gói minh bạch rõ ràng.
  6. Dự toán rõ ràng, chi tiết từng hạng mục (đây là lý do bạn phải học cách đọc dự toán)
  7. Hãy xem xét những khoản cách tính diện tích sàn xây dựng, giá xây dựng phần thô. Giá cả hợp lý, không có cái gì là ngon-bổ-rẻ, nhất là trong lĩnh vực xây dựng. Hãy coi chừng những bảng chào giá quá thấp.
  8. Hợp đồng thi công rõ ràng: mô tả công việc, chủng loại, quy cách, đơn giá, khối lượng, thành tiền, lưu ý, tiến độ thanh toán, tiến độ thi công, chế độ bảo hành, thưởng phạt hợp đồng… Đề nghị cung cấp hợp đồng mẫu, từ đây bạn có thể hình dung được những ràng buộc 2 bên.
  9. Thanh toán theo tiến độ công trình, không thanh toán theo thời gian định kỳ hàng tuần, hàng tháng…
  10. Thời gian bảo hành tốt, vượt trội so với các đơn vị khác. Nhà thầu không có quá nhiều công trình 1 lúc, hoặc có biểu hiện bán thầu.

2. Vấn đề chống thấm

Đây là một vấn đề nan giải và rất nhiều hộ gia đình mắc phải khi xây nhà. Trước kia, chống nóng được chú ý hơn chống thấm, nhưng giờ điều này lại cực kỳ quan trọng trong các công trình xây dựng.

vấn đề về chống thấm

Cần quan tâm đến vấn đề chống thấm kỹ càng

2.1. Những phần nào của công trình dễ bị thấm?

Đó là những phần công trình chịu tác động của tự nhiên (nước mưa, nước ngầm), và phần công trình liên quan tới trữ, sử dụng nước. Về mặt kiến trúc có thể phân loại như sau:

  • Các phần bị thấm bởi nuớc ngầm: Tầng hầm chìm trong đất, móng, chân tường…
  • Các phần bị thấm bởi nước mưa: Tường, mái, sàn ban công, lô gia…
  • Các phần bị thấm bởi nước sử dụng (cả cấp và thoát): Sàn, tường, hộp kỹ thuật… các khu vệ sinh và khu vực liên quan.
  • Các khu vực liên quan tới bể chứa: Bể phốt, bể nước (ngầm, nổi), bể bơi…

các vị trí hay bị thấm dột

Tường bị thấm do trong quá trình xây dựng thợ làm ẩu, không xem xét kĩ vấn đề chống thấm

Các vị trí xung yếu cụ thể :

  • Vị trí mạch ngừng khi đổ bê tông
  • Vị trí tiếp giáp giữa khối xây (tường gạch) và kết cấu bê tông
  • Vị trí tiếp giáp giữa khối xây trước – sau, khối xây cũ – mới (truờng hợp cải tạo)
  • Vị trí tiếp giáp giữa hai khối công trình xây sát nhau
  • Vị trí tiếp giáp trên bề mặt có sử dụng các loại vật liệu khác nhau
  • Chân các kết cấu, thiết bị chôn hay lắp ráp vào tường (hoa sắt, nan chắn nắng, dây chống sét…)
  • Chân các vị trí liên kết định vị tấm mái nhẹ (bu lông, vít)
  • Miệng phễu thu thoát nước (ở sàn vệ sinh, sàn ban công, lo gia, sân thượng, mái…)
  • Khu vực gần sê nô, máng tràn
  • Vị trí đấu nối các ống cấp thoát nước

công trình bị thấm

Vị trí xung yếu dễ thấm: Các đầu đấu nối ống cấp thoát nước

2.2. Giải pháp chống thấm

  • Bạn nên tìm đội chống thấm chuyên nghiệp họ sẽ biết cách xử lý sao cho phù hợp với công trình nhà bạn (điều kiện khí hậu nơi bạn sinh sống, nghiên cứu kỹ địa chất công trình, các yếu tố thuỷ văn liên quan để có giải pháp chống thấm tốt cho móng, tầng hầm, chân tường…)

giải pháp chống thấm

Giải pháp chống thấm cho sân thượng, mái nhà (Ảnh minh họa)

Và trong quá trình sử dụng bạn cũng cần lưu ý:

  • Sử dụng nước cấp đúng cách,
  • Tạo mọi điều kiện tốt nhất để thoát nước, để bảo vệ bề mặt kết cấu tránh bị phá hoại.

3. Không chú trọng quá trình giám sát thi công

Dù bạn chọn một đơn vị nhà thầu có uy tín đến đâu thì cũng cần có một đội giám sát thi công một cách cẩn thận nhất, bởi khâu này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng công trình của bạn sau này. Họ sẽ cho bạn biết công trình đã làm đúng kỹ thuật và bản vẽ hay chưa? Để từ đó có hướng điều chỉnh kịp thời cho từng giai đoạn làm nhà.

giam-sat-cong-trinh-la-gi

Quá trình giám sát thi công công trình nhà ở luôn được Smallhome chú trọng kiểm tra

4. Không cân bằng giữa thiết kế và phong thủy

Khi bạn đã lựa chọn thuê thiết kế thì điều dĩ nhiên các kiến trúc sư đã bố trí hài hòa cho hợp phong thủy nhà bạn. Yếu tố phong thủy trong kiến trúc luôn được áp dụng chặt chẽ và khoa học. Bởi vậy, bạn không nên quá tin vào những thầy “tự xưng” là phong thủy rồi làm theo. Chỉ khiến “tiền mất tật mang” mà lại tốn thời gian sửa lại nhà.

Không cân bằng giữa thiết kế và phong thủy

5. Nề hà, cả nể với thợ khi làm nhà

Có một số trường hợp gia chủ do không có sự hiểu biết kĩ càng, “thợ bảo nào làm nấy”, hay cả nể sợ mất lòng dẫn đến những sai làm đáng tiếc.

Hoặc đôi khi thợ làm theo kiểu “a ma tơ” hay bảo thủ không chú trọng xem chủ nhà có đồng ý hay không mà nhất nhất làm theo cảm tính của mình. Đến khi xong, chủ nhà thấy bất hợp lý thì cũng đã quá muộn.

Nề hà, cả nể với thợ khi làm nhà

6. Trồng cây quá to trong nhà

Trồng cây xanh trong nhà không chỉ khiến ngôi nhà hài hòa hơn mà còn giúp gia chủ tăng thêm vượng khí và nhiều may mắn. Nhưng những cây có kích thước quá lớn, tán lá rậm rạp trồng trước cửa nhà có thể che khuất mất tầm nhìn, ngăn ánh sáng và gió, khiến cho không khí trong nhà trở nên âm u, làm ảnh hưởng đến cả tinh thần và sức khỏe.

Trồng cây quá to trong nhà

7. Hành lang, cầu thang chiếm quá nhiều diện tích

Dù bạn sở hữu ngôi nhà có diện tích lớn hay nhỏ, thì việc chăm chút cho không gian lối đi, giao thông cũng đều cần được chú ý. Lối đi trong nhà cần diện tích tương đối rộng rãi để có thể thuận tiện cho việc đi lại, di chuyển và kê xếp đồ đạc nội thất.

Hành lang, cầu thang chiếm quá nhiều diện tích

7.1. Thiết kế hành lang khi làm nhà

Chiều rộng lối đi trong nhà trung bình thường khoảng từ 1.1 -1.2m là đủ khoảng không gian cho việc di chuyển. Bạn có thể tưởng tưởng, đây là chiều rộng lối đi trong nhà hợp lý với nhu cầu, đồng thời, thoải mái cho việc sử dụng, di chuyển đi lại. Không gian các phòng ốc, kiến trúc, công năng sử dụng của ngôi nhà được đảm bảo thực hiện một cách tối ưu nhất.

Tuy nhiên, nếu bố trí không hợp lý, hành lang, sẽ chiếm nhiều diện tích để làm những phòng khác.

Thiết kế hành lang khi làm nhà

Hành lang đẹp, đủ kích thước tiêu chuẩn

7.2. Cầu thang khi làm nhà

Chọn kích thước cầu thang phong thủy trước tiên cần tuân thủ kích thước kỹ thuật để việc sử dụng đi lại thuận tiện. Bạn có thể chọn kích thước cầu thang như sau:

  • Chiều rộng cầu thang: Kích thước phổ biến từ 0,8m-1m2, với nhà biệt thự là 1m6 hoặc hơn
  • Độ dốc cầu thang: Thông thường chiều cao bậc thang từ 150-180mm, chiều rộng tương ứng 250-300mm.
  • Kích thước của chiếu nghỉ: Chiếu nghỉ phải có chiều rộng bằng hoặc lớn hơn thân thang. Kích thước cầu thang của chiếu nghỉ không cần quá lớn, bề ngang bằng với kích thước vế cầu thang. Độ rộng cần đạt khoảng 60 – 80 cm. Một cầu thang thiết kế tối đa 2 chiếu nghỉ, không nên nhiều hơn.
  • Chiều cao lan can: Chiều cao tiêu chuẩn là 80cm, tối đa là 90cm, tính từ mặt bậc thang lên tới tay vịn lan can.

Cầu thang khi làm nhà-1

Cũng như vậy việc thiết kế cầu thang đúng tiêu chuẩn sẽ làm căn nhà bạn trông thanh thoát, hài hòa và cân xứng

8. Tay nắm khóa cửa không chọn lựa kĩ càng

Tay nắm khóa cửa là vật dụng chúng ta dùng thường xuyên hàng ngày. Nó giúp chúng ta bảo vệ an toàn tài sản và những người thân trong gia đình chúng ta. Bởi vậy, việc lựa chọn loại tay nắm khóa cửa tốt, không dễ hỏng hóc, bong tróc hay bị kẹt là điều gia chủ cần lưu ý.

Tay nắm khóa cửa không chọn lựa kĩ càng

Bạn nên lựa chọn loại tay nắm tay khóa chất lượng để dùng được lâu dài

9. Không quan tâm chống nóng, để giếng trời quá to

Tại Việt Nam, vào mùa hè nền nhiệt có thể lên đến hơn 40 độ C, khiến người trong nhà cảm thấy nóng bức ngột ngạt. Do đó, việc chống nóng trở thành mối quan tâm của rất nhiều gia đình, đặc biệt đối với các ngôi nhà có giếng trời, kính che giếng trời.

Không quan tâm chống nóng, để giếng trời quá to

Vậy nên gia chủ cần chú ý đến kích thước tiêu chuẩn và vị trí của giếng trời:

  • Kích thước giếng trời hợp lý khoảng từ 4 – 6m2. Đây là diện tích được tính toán kỹ lưỡng, tạo sự thông thoáng, mát mẻ. Theo quy luật, kích thước nhỏ hơn 5% diện tích sàn (phòng nhiều cửa sổ), nhỏ hơn 15% tổng mặt sàn (phòng ít cửa sổ). Diện tích tối thiểu của giếng trời là 450 x 450.

Vị trí giếng trời :

  • Vị trí phù hợp sẽ tạo ánh sáng thông thủy cho ngôi nhà, đem tới may mắn cho gia chủ. Theo phong thủy, không nên đặt giếng trời ở vị trí hướng Bắc. Những cung và hướng khác đều khá thuận lợi với vận mệnh của hầu hết các gia chủ.

10. Làm nhà hết đất

Việc xây nhà hết cả diện tích quỹ đất xảy ra vào những trường hợp sau:

  • Bạn muốn xây nhà to, hoành tráng mà không chú ý đến việc thiết kế sân vườn, tạo khí lưu thông cho căn nhà.
  • Bạn thuê đơn vị thiết kế họ lại làm theo sở thích của bạn, mà không tính đến phương án để sân khi nhà có việc hay gara để xe.

Chính những điều này sẽ xảy ra bất cập khi bạn sử dụng lâu dài và bạn thật sự cảm thấy bất tiện về điều này. Vậy nên, việc thuê một đơn vị thiết kế chuyên nghiệp, uy tín sẽ giúp bạn tránh được những sai làm đáng tiếc khi làm nhà.

Trên đây là 10 sai lầm thường gặp khi làm nhà, gia chủ nên tham khảo để hoàn thiện ngôi nhà mình một cách tốt nhất. Để được tư vấn thiết kế và thi công kiến trúc và nội thất quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline / Zalo : 0962.685.939

Để lại nhận xét của bạn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN THIẾT KẾ

Yêu cầu tư vấn của Bạn sẽ được gửi tới Kiến Trúc Sư SmallHome sẽ trả lời sớm nhất có thể thông qua Email, điện thoại.

Gợi ý viết yêu cầu: Địa chỉ khu đất, diện tích đất, mặt tiền, chiều dài. Loại hình bạn lựa chọn (biệt thự, nhà phố …) Bạn định xây mấy tầng. Mỗi tầng bạn yêu cầu các phòng nào, không gian nào. Số tiền dự kiến ...