Thi Công Xây Dựng Nhà Bị Lún Phải Xử Lý Thế Nào

Đăng bởi Kiến Trúc & Nội Thất Smallhome
06/01/ 2022
570 lượt xem

Gần đây trên mạng xã hội có chia sẻ một video dài hơn 2 phút về ngôi nhà đang xây bị lún sâu xuống dưới. Điều này không chỉ nguy hiểm với những người đang ở trong đó. Mà nghiêm trọng hơn, nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị tài sản, kinh tế vật chất cũng như tinh thần của gia chủ. Vậy nguyên nhân của hiện tượng lún nhà khi đang xây là do đâu? Có biện pháp nào để phát hiện, phòng tránh và khắc phục hậu quả? KTS SMALLHOME sẽ tiếp tục mang đến những thông tin mà chắc chắn sẽ hữu ích với những ai đang chuẩn bị xây nhà.

nhà đang xây bị lún phải xứ lý thế nào

Hiện tượng nhà bị lún khi đang xây

Hiện tượng nhà bị lún xuống trong khi đang xây dở thường xảy ra ở nhà phố, nhà cao tầng. Bởi vì khi lên tầng, nguyên vật liệu và các tầng chồng lên nhau sẽ làm tăng khả năng chịu tải của móng nhà. Khi vượt quá sức chịu đựng đó mà nền đất phía dưới lại yếu, móng sẽ bị lún xuống, kéo theo cả hạ tầng phía trên.

Lúc này, công trình có thể đã hoàn thành 1 – 2 tầng và chuẩn bị lên tầng tiếp theo. Hoặc đã hoàn thiện cả ngôi nhà và chuẩn bị sơn trát. Thậm chí còn có nhiều nhà đã hoàn thiện gần như tất cả các khâu, chỉ đợi sắm sửa nội thất và dọn về ở thì nhà lún, nghiêng.

Dấu hiệu nhận biết

Nhà có thể bị sụn lún từ từ hoặc sụt ngay tức khắc chỉ trong vài phút. Chủ nhà có thể nhận biết qua một số dấu hiệu như:

  • Xuất hiện vết nứt trên tường, cột, nứt dọc trần nhà, tường gạch bên ngoài
  • Vết nứt lan rộng hơn 3 – 5mm, có thể nằm gần cửa sổ, cửa ra vào.

Đây chỉ là một số dấu hiệu thường gặp. Không ít trường hợp chẳng xuất hiện dấu hiệu nhưng vẫn lún mạnh. Do đó, cách tốt nhất là chủ nhà cần giám sát và theo dõi kỹ.

Nhà đang xây bị lún – Nguyên nhân do đâu?

Nhà bị sụt lún ngay trong lúc đang xây dựng tuy ít xảy ra nhưng không phải là không có. Nhất là thời gian vài năm trở lại đây khi mật độ xây dựng tăng cao, đất chật, người đông. Vậy nguyên nhân chủ yếu là do đâu? Tôi xin tổng hợp một vài gạch đầu dòng từ kinh nghiệm đã tích lũy của mình.

Nhà bị lún khi đang xây còn làm ảnh hưởng đến các công trình bên cạnh

Do điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết tại địa phương

Điều kiện thổ nhưỡng và thời tiết đóng vai trò rất lớn khi xây dựng một ngôi nhà. Nền đất càng chặt, càng chắc thì nên móng và nhà ở càng vững chãi. Ngược lại, đất yếu, đất bồi đắp ven sông, đất quá tơi xốp hay đất sét… đều có thể tác động làm móng nhà bị lún trong khi đang xây dựng.

Đất quá tơi xốp sẽ tương đối nhẹ và tạo nhiều khoảng rỗng. Kinh nghiệm của tôi xử lý trong những trường hợp này là phải đóng xà cừ, trộn thêm nguyên liệu nặng, đan khối lượng thép lớn…

Đất xây nhà chứa nhiều đất sét cũng không tốt. Mặc dù đất sét có xu hướng cứng nhưng cung sẽ giãn nở hoặc co lại dưới tác động của nhiệt độ và độ ẩm. Chính sự dịch chuyển này kéo theo phần móng nhà bị ảnh hưởng, dẫn đến sụt lún.

Như trường hợp trong video, ngôi nhà đang xây đến tầng thứ 2 thì bị lún. Nguyên nhân là do xây ở đất bồi đắp ven sông. Ở đây không có tầng đất dày, nền đất yếu và dễ bị dịch chuyển theo độ sụt lún của chính khúc sông đó. Cũng có thể gia chủ này đã làm nhà ở đúng bên lở của bờ sông.

Do kiến trúc sư tính toán sai kết cấu

kỹ sư tính toán sai kết cấu

Kiến trúc sư làm việc với chủ nhà ngay từ khi đó còn là một mảnh đất trống. Vai trò của ông không chỉ là vẽ vời 15 – 20 tấm ảnh 3D diễn họa thật đẹp để chủ nhà phải trầm trồ. Mà là đo đạc, kiểm tra nền đất, tính toán độ sụt lún.

Từ đó, lựa chọn và vẽ toàn bộ hồ sơ kết cấu. Từ nền móng, dầm, cột, sàn, diện tường, điện nước… Trong đó, khâu quan trọng nhất vẫn là đặt nền móng. Đảm bảo xây móng chịu tải tốt hoặc có các giải pháp tối ưu để gia cố móng nhà nếu như nền đất yếu, tăng khả năng chịu tải cho ngôi nhà.

Thế nhưng, tai hại ở chỗ phần quan trọng nhất này lại được giao cho các ông kiến trúc sư trẻ mới tốt nghiệp, chưa có nhiều kinh nghiệm thực chiến. Rồi cứ đi làm việc theo cách dập khuôn. Tập trung diễn họa 3D thật đẹp mà quên kết cấu quan trọng của ngôi nhà. Khảo sát đo đạc không kỹ lưỡng ngay từ đầu, tính toán sai kết cấu chịu lực của móng. Từ đó dẫn theo cái sai này tiếp nối cái sai kia. Hệ quả là nhà đang xây thì bị nghiêng, sụt lún.

Do đơn vị thi công không thực hiện theo bản vẽ thiết kế

Nhiều gia chủ lựa chọn đơn vị thiết kế riêng và thi công riêng biệt. Tuy nhiên chẳng may lại rơi vào trường hợp đội thợ tay nghề kém; không biết đọc bản vẽ hoặc đọc sơ sài; không hiểu ý đồ của KTS; thêm vào đó, chất lượng quản lý xây dựng của bên giám sát không sát sao. Dẫn đến tình trạng từ bản thiết kế đến thi công không có sự đồng nhất. Các kích thước và yêu cầu cụ thể không được thực thi. Vậy nên ngay từ chất lượng móng đã không đạt yêu cầu thì sụt lún chỉ là chuyện sớm muộn.

thi công không theo bản vẽ thiết kế-1

Tai hại hơn là trong những trường hợp như vậy, chủ nhà lại quy chụp và trách nhiệm của KTS khi chưa xem xét kỹ nguyên nhân. Làm ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp.

Bởi vậy mà ở những công trình của SMALLHOME, chúng tôi luôn giám sát tác quyền chặt chẽ. Nhanh chóng thay đổi phương án bản vẽ và tính toán lại thông số trong trường hợp cụ thể.

Quá nhiều cây to ở gần nhà đang xây

Trong quá trình thiết kế, tôi luôn muốn giữ lại nhiều nhất có thể các không gian xanh tự nhiên của gia đình. Và hầu hết các gia chủ đều muốn vậy. Tuy nhiên, trong số đó, có một số cây “vô duyên”, ngay sát nhà lại là nguy hại. Cây to, trồng sát vị trí đào móng về lâu ngày sẽ hút hết hơi ẩm từ đất quanh khu đó. Hậu quả, làm cho đất xung quanh gốc cây dễ bị khô và lún, nứt. Trong đó có nhà ở của chúng ta.

Bài học quan trọng ở đây là KTS phải tính toán vị trí cây xanh. Giữ lại là điều cần thiết. Nhưng cần mạnh dạn tỉa bớt những cây lớn quá sát nhà.

Chủ đầu tư muốn cơi nới thêm, dẫn tới sai công năng

Chủ nhà muốn cơi nới thêm để mở rộng diện tích. Thế nhưng lại không bàn bạc với KTS để có phương án an toàn và chắc chắn nhất. Thay vào đó, chỉ chăm chăm thay đổi ở khâu thi công. Với nhà cấp 4, nhà 1 tầng thì không quá nghiêm trọng. Nhưng với nhà phố, nhà trong hẻm thì quả thật là vấn đề lớn.

Chủ đầu tư muốn cơi nới thêm, dẫn tới sai công năng

Phần diện tích được cơi nới thêm (chủ yếu là ở ban công, lô gia) sẽ làm tăng khả năng chịu tải của móng. Trong khi đó, phần móng này được tính toán kỹ lưỡng theo kích thước nhà ở cũ đã thống nhất. Khi móng nhà phải chịu một áp lực quá tải như vậy dễ dẫn đến sụt lún, nghiêng, nứt trong khi đang xây dựng.

Do cố chấp xây nhà ở nơi không an toàn

Cố chấp xây nhà kiên cố, vài ba tầng ở nơi không an toàn, nền đất quá yếu chẳng những nhà đang xây bị lún mà còn dẫn tới đổ sập, cực kỳ nguy hiểm. Nhưng nhiều người vẫn cố chấp. Phần lớn nguyên nhân có thể do quỹ đất eo hẹp, không có lựa chọn nào khác.

Nhà đang xây bị sụt lún thì xử lý thế nào?

Gia cố nền đất chắc chắn

Trong trường hợp nền xây dựng quá yếu, gia chủ cần có giải pháp bóc lớp nền hữu cơ trên mặt. Sau đó đổ nâng đất sau đó cho máy lu lèn nhiều lớp chắc chắn để gia cố. Nếu có dự tính xây nhà thì công việc này phải tính toán từ trước đó ít nhất 1 – 2 năm. Vì đất cần có thời gian để cố kết thì mới an toàn.

Mặc dù đã đổ thêm nhiều lớp đất, nhưng vẫn phải có phương án sử dụng loại móng phù hợp. Tiến hành giằng móng hoặc đóng cừ tràm, gia cố ổn định… tùy theo tính toán của KTS sau khi đã khảo sát địa chất. Việc này chắc chắn sẽ gây tốn kém chi phí nhưng bù lại là sự an toàn và chắc chắn.

Vậy nếu trường hợp nhà đang xây bị lún thì giải quyết như thế nào?

Nếu nhà chỉ bị lún nhẹ, trước tiên cần đo đạc tỷ lệ, độ lún của nhà. Có nhiều phương pháp đo độ nghiêng của nhà. Ví dụ: thả dọi, chiếu đứng, đo góc, đo tọa độ. Độ nghiêng lún của nhà từ 8 – 30cm (tùy từng công trình) là vẫn đang ở trong phạm vi cho phép theo các quy phạm pháp luật.

giai-phap-xu-ly-van-de-nha-dang-xay-bi-lun

Tiếp đó, tiến hành gia cố móng nhà. Các công nghệ hiện đại cho phép nâng bổng căn nhà lên cao tới 70cm. Sau đó thay móng, ép cọc bê tông cốt thép. Tuy nhiên, do đang trong quá trình xây dựng nên tường, xi măng gạch vừa chưa đóng khối kiên cố. Vì vậy, phương pháp này cần tiến hành bởi đơn vị chuyên nghiệp.

Còn nếu trường hợp nhà bị lún nặng như trong video dài hơn 2 phút ở trên thì không còn cách nào khác ngoài việc di dời.

Tóm lại

Nhà đang xây bị lún, dù là lún nghiêng chút ít những vẫn thật nguy hiểm. Với nhiều người, ngôi nhà đang xây là tài sản cả đời tích cóp. Chỉ cần một chút sơ xảy, có thể mất trắng. Vậy biện pháp khắc phục tốt nhất để tránh tiền mất tật mang là xử lý địa chất ngay từ đầu. Bởi vì phòng lúc nào cũng hơn chữa.

Ngoài ra, nếu đã bỏ tiền thuê thiết kế thì nên lựa chọn tin tưởng đúng người. Sau đó làm việc sát sao với KTS và nhà thầu thi công để có phương án đổ móng tốt nhất. Chỉ khi nền móng đủ chắc chắn và tuân thủ kết cấu thì ngôi nhà mới vững chãi/.

Để lại nhận xét của bạn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN THIẾT KẾ

Yêu cầu tư vấn của Bạn sẽ được gửi tới Kiến Trúc Sư SmallHome sẽ trả lời sớm nhất có thể thông qua Email, điện thoại.

Gợi ý viết yêu cầu: Địa chỉ khu đất, diện tích đất, mặt tiền, chiều dài. Loại hình bạn lựa chọn (biệt thự, nhà phố …) Bạn định xây mấy tầng. Mỗi tầng bạn yêu cầu các phòng nào, không gian nào. Số tiền dự kiến ...