Thiết Kế Giếng Trời Kích Thước Như Thế Nào Là Hợp Lý

Đăng bởi Kiến Trúc & Nội Thất Smallhome
05/03/ 2022
1044 lượt xem

Bạn đang xây dựng giếng trời nhưng vẫn còn băn khoăn về kích thước giếng trời như thế nào là hợp lý? Vậy thì bạn đừng bỏ qua bài viết này với những thông tin chi tiết sau đây nhé! Chúng tôi sẽ đưa ra giúp bạn nguyên tắc tính diện tích giếng trời phù hợp với ngôi nhà của bạn theo từng đặc điểm khác nhau. Hãy cùng Kiến Trúc & Nội Thất Smallhome tìm hiểu các bạn nhé!

Thiết Kế Giếng Trời Kích Thước Như Thế Nào Là Hợp Lý

Kích thước giếng trời tiêu chuẩn là bao nhiêu?

Kích thước giếng trời hợp lý?

Câu hỏi đặt ra là kích thước giếng trời tiêu chuẩn là bao nhiêu và có áp dụng được cho bất kỳ không gian nào được không? Kích thước giếng trời không tuân theo một chiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt nào vì chúng có thể được tùy chỉnh thành bất kỳ kích thước nào tùy thuộc vào yêu cầu và thông số kỹ thuật của chủ nhà. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, kích thước của một giếng trời nên được tham khảo theo 2 trường hợp cụ thể sau:

  • Với những ngôi nhà có nhiều cửa sổ thì giếng có kích thước không vượt quá 5% diện tích mặt sàn
  • Với những ngôi nhà có ít cửa sổ thì tỉ lệ phần trăm này là không quá 15% diện tích mặt sàn

Thiết Kế Giếng Trời Kích Thước Như Thế Nào Là Hợp Lý-2

Hỉnh ảnh : Chọn kích thước giếng trời hợp lý với tổng thể không gian

Lý giải cho điều này là vì với những không gian có nhiều cửa sổ, ngôi nhà đã có thể hấp thu được nhiều ánh sáng bên ngoài thì chiếc giếng trời không cần quá lớn. Như vậy sẽ tạo ra được lượng ánh sáng tự nhiên hợp lý cho ngôi nhà, tránh gây chói, lóa mắt. Ngược lại với những ngôi nhà có ít cửa sổ, bí bách và ngột ngạt thì chiếc giếng trời lớn sẽ tạo được nhiều ánh sáng tự nhiên hơn, mang đến không gian thông thoáng hơn.

Vị trí giếng trời cần đặt ở những hướng tốt lành

Hình ảnh : Vị trí giếng trời cần đặt ở những hướng tốt lành

Diện tích thông thường của giếng trời thường là từ 4-6m2 tùy thuộc vào từng ngôi nhà. Diện tích tối thiểu của giếng trời là 450x450mm (vừa đủ với một cơ thể người). Đây là một thông số đã được các chuyên gia xây dựng tính toán kỹ lưỡng để vừa đảm bảo công năng của giếng, vừa mang lại tính thẩm mỹ, tiện ích và an toàn cho gia chủ.

kích thước giếng trời tiêu chuẩn

Độ dày tiêu chuẩn của kính dùng trong giếng trời

Độ dày của kính được sử dụng trong các giếng trời cũng khác nhau, tùy thuộc vào thiết kế và kích thước của chúng. Nhưng thông thường, giếng trời càng lớn, kính càng dày hơn. Độ dày đặc trưng của kính được sử dụng cho các giếng trời thường thay đổi từ 3,1 – 3,2mm hoặc có thể lên đến 6,5mm.

Gợi ý một số kích thước giếng trời dựa trên từng loại phòng

STT Vị trí giếng trời Gợi ý đường kính giếng trời tối thiểu (đơn vị: cm)
1 Phòng thay đồ, nhà kho (cupboard and pantries), phòng bếp 30 – 40
2 Phòng nhỏ và phòng ăn 50
3 Nhà tắm 40
4 Phòng học, phòng làm việc 50
5 Phòng khách 70 – 80
6 Với những căn phòng rộng lớn 90 – 110 – 120

Giếng trời sau nhà thoáng đãng và mát mẻ

Hình ảnh : Giếng trời sau nhà thoáng đãng và mát mẻ

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin gợi ý một số thông số về kích thước giếng trời hình chữ nhật tại một số vị trí sau:

  • Kích thước giếng trời cầu thang: 400x600mm
  • Kích thước giếng trời phòng ăn hoặc ở những khu vực chật hẹp: 600x800mm hoặc 500x900mm
  • Kích thước giếng trời ở những không gian rộng lớn: 600x1200mm

Kích thước giếng trời có ảnh hưởng đến giá thành của chúng không?

Chắc hẳn đây sẽ là một câu hỏi được nhiều gia chủ quan tâm, rằng khi kích thước giếng trời thay đổi thì có ảnh hưởng tới giá thành của chúng hay không? Câu trả lời là có! Như các bạn cũng biết, với những chiếc giếng trời có diện tích càng lớn thì sẽ cần nhiều vật dụng, chất liệu cũng như công sức để hoàn thành hơn. Vì vậy chúng cũng sẽ khiến giá thành xây dựng giếng trời tăng cao hơn.

gieng-troi-giup-mang-anh-sang-vao-ngoi-nha

Sau đây các bạn có thể tham khảo bảng giá xây dựng tùy thuộc vào diện tích giếng trời. Từ đó gia chủ có thể cân nhắc tùy thuộc vào điều kiện tài chính của gia đình cũng như nhu cầu sử dụng để lựa chọn kích thước giếng trời sao cho hợp lý nhất nhé!

Diện tích giếng trời (Đơn vị: cm) Giá thành xây dựng giếng trời (Đơn vị: VNĐ)
40×40 3.500.000 – 14.000.000
40×60 4.500.000 – 15.000.000
40×80 6.800.000 – 23.000.000
60×80 6.800.000 – 27.000.000
60×121 11.000.000 – 45.000.000

Kinh nghiệm thiết kế giếng trời

Sau khi đã lựa chọn được kích thước giếng trời hợp lý thì gia chủ cũng cần cân nhắc đến các yếu tố khác khi thiết kế giếng trời để đảm bảo được công năng sử dụng cũng như tính thẩm mỹ của nó. Sau đây sẽ là một số lưu ý khi thiết kế giếng trời mà bạn cần biết.

KINH NGHIỆM THẾT KE GIẾNG TRỜI

Lựa chọn vị trí giếng trời

Vị trí giếng trời rất đa dạng để gia chủ lựa chọn. Điều này còn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng cũng như đặc điểm của ngôi nhà. Xét về theo từng phòng, giếng trời có những vị trí thông thường sau:

  • Giếng trời trong phòng khách
  • Giếng trời trong nhà bếp, phòng ăn
  • Giếng trời trong nhà tắm đem lại cảm giác nghỉ dưỡng như những khu resort
  • Giếng trời trong phòng ngủ
  • Giếng trời trên cầu thang

Lựa chọn vị trí giếng trời

Nếu xét về tổng thể của cả ngôi nhà thì sẽ có 3 vị trí của giếng trời như trong nhà, bên hông nhà hoặc sau nhà. Vì vậy gia chủ có thể tùy chọn từng vị trí theo mong muốn của bản thân sao cho phù hợp và yêu thích nhất. Tuy nhiên gia chủ cần xem xét và có sự tư vấn từ chuyên gia vì vị trí của giếng trời có thể ảnh hưởng rất lớn đến tính thuận tiện, thẩm mỹ và phong thủy của ngôi nhà.

Đa phần các chuyên gia phong thủy khuyên rằng gia chủ không nên đặt giếng trời ở hướng Bắc. Còn lại những cung hướng khác thì khá phù hợp với hầu hết các gia chủ, giúp mang đến tài lộc, may mắn.

Trang trí nội thất giếng trời

Tiếp theo, gia chủ cần lưu ý đến một số nguyên tắc khi trang trí nội thất giếng trời. Như các bạn cũng biết, bản chất giếng trời chỉ là một chiếc ống. Vì vậy gia chủ cần trang trí thêm cho chúng để tạo thêm điểm nhấn ấn tượng hơn cho không gian:

Phần thân giếng : gia chủ có thể ốp thêm gạch nhám để vừa tăng thêm tính thẩm mỹ, vừa làm giảm tình trạng khuếch đại âm thanh, đảm bảo sự riêng tư cho các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên đặc biệt lưu ý rằng các bạn không nên treo quá nhiều chậu cây, đèn chùm trên phần thân giếng vì sẽ có thể gây nên sự nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình nhé.

phần thân gieng trời

Hình ảnh : Diện tường được trang trí bằng gạch ốp độc đáo

Phần đáy giếng : Tại đây chủ nhà có thể trang trí thêm hòn non bộ, tiểu cảnh cây cối để tăng thêm tính thẩm mỹ, mang thiên nhiên vào ngôi nhà của bạn. Kết hợp với hệ đèn led đẹp mắt chắc chắn sẽ là một điểm thu hút vô cùng trong ngôi nhà. Ý tưởng trang trí này thường được sử dụng cho những thiết kế giếng trời trên cầu thang.

Thiết kế đáy giếng trời

Hình ảnh : Đáy giếng có thể thiết kế thành một vườn cây nhỏ xinh xắn

Phần đỉnh giếng : Với phần đỉnh giếng này, gia chủ nên sử dụng mái che. Có hai loại mái che phổ biến là cố định và di động. Tùy thuộc vào từng mong muốn của gia chủ mà có thể lựa chọn một trong hai. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn những loại vật dụng khác như kính cường lực trong suốt, nhựa hoa văn,…để tạo thêm nét độc đáo cho giếng trời.

Đỉnh giếng với hệ khung hoa sắt

Hình ảnh : Đỉnh giếng với hệ khung hoa sắt khi nắng chiếu xuống tạo nên những ô hình đẹp mắt

Phong thủy giếng trời

Phong thủy giếng trời

Hình ảnh : Phong thủy giếng trời trong nhà

Phong thủy là một yếu tố vô cùng quan trọng trong quan điểm của người châu Á. Vì vậy bạn cũng cần tham khảo sự tư vấn từ những chuyên gia để có thể có những thông tin phong thủy chính xác nhất khi thiết kế giếng trời nhé. Đây cũng là một điều vô cùng quan trọng bên cạnh kích thước giếng trời mà bạn cần biết đó. Sau đây sẽ là một số thông tin cơ bản về phong thủy giếng trời mà chúng tôi dành tặng cho bạn:

- Khi ở vị trí trung cung, giếng trời cần tuân thủ theo nguyên tắc: Hỏa thăng – Thủy giáng – Thổ bình hòa hoặc Mộc chuyển – Kim ẩn – Thổ trung dung.

- Khi giếng trời không ở vị trí trung cung thì chúng ta hãy đặt giếng trời ở những nơi thích hợp khác sao cho sửa chữa được những khuyết điểm của lô đất. Ví dụ như miếng đất ngôi nhà của bạn có hình dạng méo mó thì giếng trời nên được đặt ở góc nhà sao cho nó trở nên vuông vức hơn.

Các loại mái thường được sử dụng cho giếng trời

Tuy mục đích của giếng trời là để thông gió và chiếu sáng, giúp căn nhà luôn thoáng đãng. Vậy nhưng nó cũng sẽ gây ra một số bất tiện vào những ngày trời quá nắng hay mưa to. Điều này sẽ gây ra sự dư thừa ánh nắng hay khiến nhà bị ngập, tác động trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt. Vì vậy để khai thác tối đa được công dụng của giếng trời. Đồng thời không gây ra những cản trở cho các hoạt động của gia đình. Việc thiết kế mái che giếng trời trong trường hợp này là rất cần thiết.

các loại mái dành cho giếng trờiHình ảnh : Thiết kế mái che giếng trời giúp hạn chế những tác động của yếu tố thiên nhiên bên ngoài

Có 2 kiểu mái được ứng dụng phổ biến hiện nay đó là mái che cố định và mái che di động. Đối với mái che di động thì bạn có thể đóng mở mái theo nhu cầu, cho phép bạn có không gian ngắm quang cảnh bên ngoài tốt hơn. Tất nhiên chi phí mua sắm và thi công cũng đắt hơn là với mái che cố định. Bên cạnh đó nhiều gia đình cũng lựa chọn làm giếng trời không có mái che. Điều này là bởi nó được sử dụng chung với khoảng thông tầng kiêm trong vườn nhà. Do đó khu vực này cần được để hở, tạo không gian cho cây xanh quang hợp.

Vậy với kiểu mái cố định và mái di động, ta nên lựa chọn vật liệu nào để thuận tiện trong việc sử dụng mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ?

Mái che giếng trời cấu tạo từ tôn, bạt

Đây là hai vật liệu truyền thống và phổ biến ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để làm mái vòm, mái hiên di động, mái xếp, mái che,…Một trong những ưu điểm khiến tôn, bạt được ứng dụng nhiều chính là vì giá thành rẻ và dễ thích ứng. Chính vì vậy nó thích hợp với nhiều tầng lớp gia đình, không quá dư dả về kinh tế. Chúng tháo lắp dễ dàng, thay thế nhanh chóng và cũng không quá nặng. Theo nhu cầu ngày càng tăng mà tôn, bạt cũng được cải tiến nhiều về mẫu mã, màu sắc. Do đó chúng phù hợp với nhiều công trình, mục đích sử dụng khác nhau. Đây cũng là lý do chúng được lựa chọn để làm mái che giếng trời.

mái che giếng trời vật liệu tôn

Tuy vậy cũng phải lưu ý, khả năng đón ánh sáng tự nhiên của tôn và bạt không cao. Cùng với đó là độ bền kém, dễ bị hỏng hóc. Khi dùng làm mái che giếng trời thì gia chủ có thể phải mở ra, đẩy vào hàng ngày khá mất sức.

Mái che giếng trời cấu tạo từ kính

Kính được coi là vật liệu mang lại vẻ đẹp hoàn hảo và nổi bật cho mái che giếng trời. Ưu điểm vượt trội của vật liệu này là có thể hấp thu ánh sáng tới 90%. Do đó nó phát huy tối đa khả năng lấy sáng cho không gian nhà ở. Đồng thời kính còn tạo ra cảm giác thoáng rộng hơn so với diện tích thực của căn nhà. Vẻ sang trọng, lung linh là điểm hấp dẫn mà ít vật liệu nào có thể so được với kính. Nó cũng rất dễ dàng để lau chùi khi bám bẩn. Chính vì vậy không thể phủ nhận độ “hot” của nó khi được rất nhiều gia chủ ưa chuộng làm mái che giếng trời.

mái che giếng trời chất liệu kính

Hình ảnh : Mái che giếng trời bằng kính là lựa chọn phổ biến

Bên cạnh những ưu điểm của kính, nhiều người cũng lo ngại rằng vào những ngày nắng chói thì nhiệt độ và ánh sáng trong nhà sẽ có phần dư thừa. Vì vậy bạn có thể chọn dán thêm các lớp bóng kính tối màu hoặc tấm phim cách nhiệt màu. Làm như vậy sẽ giúp bạn hạn chế được ánh nắng quá gắt, ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt. Một điều khác bạn cần lưu ý đó là mái che bằng kính có giá thành cao hơn nhiều so với những vật liệu khác. Hơn nữa nó cũng khá nặng nên cần rất cẩn thận khi lắp đặt để không xảy ra nứt, vỡ. Điều này đòi hỏi đội ngũ thi công có trình độ kỹ thuật cao để đảm bảo an toàn.

Mái che giếng trời cấu tạo từ nguyên liệu tổng hợp

So với kính, nguyên liệu tổng hợp hay còn có tên gọi khác là tấm lấy sáng polycarbonate cũng thuộc top lựa chọn yêu thích vật liệu làm mái che giếng trời. Vật liệu này ấn tượng bởi sở hữu vẻ đẹp giao thoa giữa tôn và kính. Đồng thời nó còn nổi bật và kết tinh được những ưu điểm của hai vật liệu kể trên. Đầu tiên phải nhắc đến là polycarbonate rất gọn nhẹ nên dễ dàng di chuyển, lắp đặt và tháo rời. Nó có sự đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng và màu sắc nên gia chủ có thể dễ dàng lựa chọn một mẫu phù hợp nhất.

mai-poly-gieng-troi

Hình ảnh : Vật liệu polycarbonate với những ưu điểm nổi bật

Tiếp theo, polycarbonate chịu được lực gấp nhiều lần kính, độ bền cực cao (lên đến 20 năm). Nó có thể đón sáng tối đa và đồng thời có thể chống lại tia UV. Độ mềm dẻo cũng là điều ghi điểm của vật liệu này trong lòng người tiêu dùng. Với những ưu điểm nổi bật như vậy nhưng giá thành của polycarbonate thuộc tầm trung, rẻ hơn kính.

Xử lý giếng trời bị hắt mưa như thế nào?

Giếng trời bị hắt mưa là một trong những điều khiến các gia chủ đau đầu. Thông thường điều này xảy ra là do một số nguyên nhân như:

  • Mái che giếng trời bị thủng, nứt vỡ.
  • Thiết kế mái che có kích thước ngắn hơn so với cửa giếng trời.

sử ly giếng trời bị hắt mưa

Hình ảnh : Giếng trời bị hắt mưa do những sai sót về kỹ thuật

Theo kinh nghiệm thiết kế giếng trời, để hạn chế và khắc phục tình trạng này. Điều quan trọng là ngay từ bước xây dựng và bố trí giếng chúng ta cần tính toán kỹ lưỡng. Bạn có thể tham khảo các giải pháp như sau:

  • Khi thi công giếng trời, chú ý gia công thêm sắt ở phần bên đỉnh giếng. Đồng thời phải chừa sắt ở phía góc.
  • Khi xây tường bao quanh đỉnh giếng nên cao từ 15cm – 1m6 tùy theo thực tế và nhu cầu của gia chủ. Sau đó đổ bê tông vào các trụ góc giếng với kích thước 15cmx15cm.

Những sai lầm thường gặp khi thiết kế giếng trời

những sai lầm khi thiết ke giếng trời

Bề mặt tường giếng trời phẳng nhẵn

Về bản chất, giếng trời có dạng ống. Vậy nên âm thanh truyền trong giếng giữa các tầng rất vang và rõ. Điều này có thể dẫn đến người ở dưới tầng/trên tầng nói chuyện nhưng người ở tầng khác cũng có thể nghe này. Nó vừa gây nên những tiếng động ồn ào không đáng có, vừa ảnh hưởng đến tính riêng tư. Chính vì vậy, khi thiết kế bề mặt tường giếng trời nên tránh để nó phẳng nhẵn. Thay vào đó, nên tạo độ sần sùi, độ nhám cho tường. Thông qua việc trang trí bằng đá, sơn gai, ốp gạch trần hay các loại giấy dán tường gồ ghề. Việc này sẽ giúp hạn chế thông âm giữa các tầng với nhau.

Bề mặt tường giếng trời phẳng nhẵn

Hình ảnh : Nên trang trí cho bề mặt tường giếng trời có độ nhám, hạn chế việc truyền âm thanh giữa các tầng

Khe hở to và lan can thấp

Thông thường, các khu thông tầng sẽ mở rộng về chiều sâu tạo độ hun hút. Vì vậy gia đình cần làm lan can để bảo đảm an toàn. Đặc biệt đối với những gia đình có trẻ nhỏ thì điều này rất quan trọng. Chiều cao và khoảng cách của khe hở lan can cũng cần tính toán kỹ lưỡng. Nếu khe quá to và lan can thấp thì trẻ nhỏ vẫn có thể trèo ra bên ngoài. Chính vì vậy bạn nên làm lan can thành cao, cùng với đó là lắp đặt các vật liệu chắc chắn. Nếu lắp đặt hoa sắt thì chú ý khoảng cách phải gần nhau.

Khe hở to và lan can thấp

Không có hệ thống thoát nước sàn

Nhiều gia đình muốn tận dụng khu vực giếng trời để làm thành vườn cảnh trong nhà. Nhất là với những nơi lựa chọn giếng trời không có mái che thì hệ thống thoát nước sàn cực kỳ quan trọng. Nếu không có hệ thống thoát nước, vào thời điểm mùa mưa sẽ gây nên tình trạng ứ đọng. Điều này khiến mặt sàn bị ẩm ướt, dễ hư hỏng và còn có thể khiến cây xanh bị đọng nước không sống được. Không gian trong nhà cũng trở nên ẩm mốc, tạo điều kiện cho nấm phát triển ảnh hưởng sức khỏe. Việc lắp đặt hệ thống này giúp hạn chế những tác động từ các yếu tố tự nhiên, cản trở đến cuộc sống sinh hoạt.

không có hệ thống thoát nước sàn cho giếng trời

Những mẫu thiết kế giếng trời đẹp nhất mọi thời đại

Tham khảo những mẫu giếng trời đẹp dưới đây sẽ giúp bạn có nhiều ý tưởng độc đáo để thiết kế giếng trời cho ngôi nhà của bạn.

mau-gieng-troi-dep-15

mau-gieng-troi-dep-11

mau-gieng-troi-dep-12

mau-gieng-troi-dep-13

mau-gieng-troi-dep-14

mau-gieng-troi-dep-8

mau-gieng-troi-dep-9

mau-gieng-troi-dep-10

mau-gieng-troi-dep-5

mau-gieng-troi-dep-6

mau-gieng-troi-dep-7

mau-gieng-troi-dep

mau-gieng-troi-dep-2

mau-gieng-troi-dep-3

mau-gieng-troi-dep-4

Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm thiết kế nhà có giếng trời giúp các bạn tham khảo. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ tìm được cho mình những thông tin hữu ích trong quá trình thiết kế và bố trí giếng trời cho gia đình. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ với Kiến Trúc & Nội Thtấ Smallhome theo hotline : 0962.685.939

Để lại nhận xét của bạn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN THIẾT KẾ

Yêu cầu tư vấn của Bạn sẽ được gửi tới Kiến Trúc Sư SmallHome sẽ trả lời sớm nhất có thể thông qua Email, điện thoại.

Gợi ý viết yêu cầu: Địa chỉ khu đất, diện tích đất, mặt tiền, chiều dài. Loại hình bạn lựa chọn (biệt thự, nhà phố …) Bạn định xây mấy tầng. Mỗi tầng bạn yêu cầu các phòng nào, không gian nào. Số tiền dự kiến ...